Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 178/KH-UBND
Ngày ban hành 27/12/2021
Ngày có hiệu lực 27/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lâm Văn Bi
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 178/KH-UBND

Cà Mau, ngày 27 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC GẮN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 49-KH-TU ngày 24/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau (Đề án) với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu rộng để người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam, tạo chuyển biến nhận thức trong nhân dân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, tổ chức kinh tế - xã hội, phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.

- Đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối, tạo điều kiện đưa hàng hóa đạt chất lượng của Việt Nam và địa phương đến người tiêu dùng nhằm nâng cao sức mua, bình ổn thị trường và cải thiện đời sống người dân trong bối cảnh vừa chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện các giải pháp để tập trung phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa và triển khai đồng bộ các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam.

2. Yêu cầu

- Các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án kết hợp lồng ghép với vai trò, trách nhiệm thực hiện của từng sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đảm bảo tính khả thi, thiết thực và hiệu quả.

- Tuyên truyền, vận động người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng hàng Việt Nam; khả năng sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

- Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với trọng tâm là tổ chức các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” thường xuyên, bám sát các chủ trương, giải pháp của Trung ương và địa phương trong việc triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Trong giai đoạn 2021 - 2025, triển khai có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường, gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động) trên địa bàn tỉnh theo định hướng tại Quyết định số 386/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động để hưởng ứng tham gia bằng các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”.

2. Mục tiêu cụ thể năm 2022

- Có trên 90% người tiêu dùng và đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh biết đến Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; 85% người tiêu dùng biết đến Chương trình nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” và trên 80% doanh nghiệp tham gia phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”.

- Giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 80% tại các kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử,...) và trên 80% các kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa,...).

- Trên 95% các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố Cà Mau và tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh xây dựng được kênh truyền thông có chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” để tuyên truyền, quảng bá Cuộc vận động.

- Trên 90% các dự án, mua sắm công sử dụng ngân sách nhà nước ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong nước sản xuất.

III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác thông tin, truyền thông

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới; Kế hoạch số 49-KH/TU ngày 24/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới; qua đó, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh trong việc tiêu dùng hàng Việt Nam; các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước phải ưu tiên sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam.

- Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang trên Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, Báo Cà Mau, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội,… để thường xuyên quảng bá về Cuộc vận động, sản phẩm, hàng hóa và doanh nghiệp trong nước; phản ánh, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về tình hình thực hiện Cuộc vận động của các cấp, ngành và địa phương.

- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội nhận thức đúng yêu cầu của Cuộc vận động và thực hiện mua sắm hàng Việt Nam; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh khi mua sắm vật tư, thiết bị để thực hiện các dự án, công trình thì ưu tiên sử dụng các thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ trong nước đảm bảo chất lượng.

2. Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững, ưu tiên đối với hàng Việt Nam, hàng đặc sản địa phương

- Nghiên cứu xây dựng chính sách và áp dụng các chính sách thích hợp để tăng cường liên kết trong chuỗi cung ứng hàng hóa trên địa bàn tỉnh gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm.

- Xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, bao gồm: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistics, kho hàng hóa,... theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần củng cố và cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy sản xuất và mở rộng kênh phân phối hàng Việt Nam theo hướng bền vững.

- Đẩy mạnh các hoạt động gắn kết xúc tiến, quảng bá du lịch với phát triển nông nghiệp và xúc tiến, tiêu thụ các sản phẩm đặc sản của tỉnh. Thường xuyên cập nhật, tuyên truyền phổ biến danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ