Kế hoạch 513/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 386/QĐ-TTg phê duyệt đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 513/KH-UBND
Ngày ban hành 10/02/2022
Ngày có hiệu lực 10/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Phan Tấn Cảnh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 513/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 10 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 386/QĐ-TTG NGÀY 17/3/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC GẮN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới; Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới và Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 30/6/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người

Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thị trường trong tỉnh gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến năm 2025 với các nội dung cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích:

Tiếp tục triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Kết luận số 107-KL/TW ngày 10/4/2015 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới và Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 30/6/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới;

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu rộng để người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt, từ đó tạo chuyển biến nhận thức trong Nhân dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh tế - xã hội, phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng người Việt Nam dựa trên tinh thần yêu nước;

Phát triển hệ thống phân phối hàng Việt, tạo điều kiện đưa các sản phẩm hàng hóa thiết yếu và hàng Việt Nam có thế mạnh đến tay người tiêu dùng nhằm nâng cao sức mua, bình ổn thị trường. Xây dựng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất - phân phối – tiêu dùng, các điểm bán hàng Việt, nhằm phát triển thị trường trong nước bền vững, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm, hàng hóa Việt, xây dựng thương hiệu Việt, củng cố và đa dạng hóa các loại hình phân phối, đồng thời ngăn chặn sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

2. Yêu cầu:

Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm chủ trì hoặc tham gia phối hợp phải đảm bảo thực hiện hiệu quả nội dung công việc được phân công tại kế hoạch này. Các nội dung, nhiệm vụ có thể lồng ghép với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành, bảo đảm sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, hợp lý. Định kỳ đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả.

Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh; tiếp tục  xây dựng và nhân rộng mô hình điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”, khuyến khích xã hội hóa trong nhân rộng mô hình điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”.

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, chợ truyền thống, các chương trình khuyến mại hàng Việt Nam. Tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu các tuyến, khu, điểm du lịch trong tỉnh gắn với quảng bá các sản phẩm, hàng hóa đặc thù của tỉnh và các vùng, miền trong cả nước; ứng dụng các phần mềm tiện ích, nghiệp vụ thương mại điện tử, công nghệ 4.0 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực hoạt động sản xuất, kinh doanh, tham gia hiệu quả hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát:

Thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tập trung nguồn lực tổ chức các hoạt động phát triển thị trường trong nước với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”, đồng thời lồng ghép vào nhiệm vụ thường niên của các đơn vị về phát triển kinh tế - xã hội để tạo hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ trên toàn tỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 30/6/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.

2. Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2025 Đề án đạt được một số mục tiêu cụ thể như sau:

- Thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối hiện đại với tỷ lệ trên 90% (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử, ...) và các kênh phân phối truyền thống tỷ lệ trên 80% (chợ, cửa hàng tạp hóa, ...).

- Doanh thu bán lẻ của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ lệ 95% tổng mức bán lẻ hàng hóa của tỉnh.

- Trên 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam biết đến Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”.

- Trên 90% doanh nghiệp biết đến Phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” và trên 70% doanh nghiệp tham gia phong trào này.

- Xây dựng được ít nhất một kênh truyền thông (báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử) có chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” thường xuyên tuyên truyền, quảng bá Cuộc vận động.

- Hàng năm, hỗ trợ ít nhất 03 đợt hỗ trợ kết nối cung cầu cho các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam.

- Xây dựng và nhân rộng được mô hình Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”. Phấn đấu đến năm 2025, mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 điểm bán.

- Xây dựng được chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất hàng Việt Nam.

III. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Công tác thông tin, tuyên truyền:

[...]