ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 159/KH-UBND
|
Tiền Giang,
ngày 11 tháng 10 năm 2013
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 46/NQ-CP NGÀY 29/3/2013 CỦA CHÍNH PHỦ
VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 34-CTR/TU NGÀY 19/2/2013 CỦA TỈNH ỦY VỀ PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU
KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Thực hiện Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 29/3/2013 của
Chính phủ; Thực hiện Chương trình hành động số 34-CTr/TU ngày 19/02/2013 của Tỉnh
ủy về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế.
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động
thực hiện Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ; thực hiện Chương
trình hành động số 34-CTr/TU ngày 19/02/2013 của Tỉnh ủy về phát triển khoa học
và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn
tỉnh như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm:
- Phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN)
là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh nhanh và bền vững.
- Đầu tư cho nhân lực khoa học - công nghệ là đầu
tư cho phát triển bền vững. Vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý nhà nước
và tài năng, lòng nhiệt huyết, hoài bão của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ
đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển KH&CN của tỉnh.
- Áp dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp điều kiện
thực tế cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ, cơ chế tài chính,
phương thức đầu tư, chính sách cán bộ… tạo môi trường làm việc cởi mở, công
khai, minh bạch, dân chủ nhằm không ngừng nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động
khoa học và công nghệ của tỉnh.
- Nhà nước tăng mức và ưu tiên đầu tư cho các
nhiệm vụ KH&CN, đầu tư tập trung cho phát triển tiềm lực KH&CN, ứng dụng
công nghệ sinh học, công nghệ cao trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến; chú
trọng triển khai các chương trình nghiên cứu về văn hóa, giáo dục, ứng dụng
công nghệ sinh học trong y tế, bảo vệ môi trường. Hỗ trợ và hình thành các
doanh nghiệp KH&CN, đầu tư có trọng tâm để nâng cao năng lực cho các tổ chức
KH&CN công lập; tích cực tham gia hội nhập quốc tế về KH&CN. Đẩy mạnh
xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp đầu tư cho
phát triển KH&CN
- Thành tựu của KH&CN phải đến được với người
sản xuất, phục vụ phát triển sản xuất với quy mô lớn, quy mô công nghiệp. Hỗ trợ,
xây dựng các mô hình liên kết bền vững, gắn với quyền lợi, nghĩa vụ và sự công
bằng giữa người sản xuất với doanh nghiệp thu mua, chế biến, người tiêu dùng.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn,
khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật; đưa KH&CN thực sự trở thành động lực
then chốt, đáp ứng yêu cầu cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà theo
hướng hiện đại.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức
KH&CN hợp lý, đồng bộ, hoạt động có hiệu quả. Tạo động lực để phát huy sức
sáng tạo, phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN có năng lực nghiên cứu triển
khai. Kiện toàn nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN các cấp.
- Phát triển mạnh mẽ KH&CN để thực sự là động
lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh của sản phẩm; bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến
đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
- Phấn đấu tăng tổng đầu tư xã hội cho KH&CN
đạt 1,5% GDP vào năm 2015 và trên 2% GDP vào năm 2020. Bảo đảm mức đầu tư từ
ngân sách nhà nước cho KH&CN không dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng
năm.
- Đến năm 2020, nghiên cứu, ứng dụng thành công
các tiến bộ KH&CN đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Xây dựng một số lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ cao đại diện cho tiềm lực
KH&CN khu vực đồng bằng sông Cửu Long, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó:
+ Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, công
nghiệp chế biến để khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và khu thực nghiệm
sinh học đi vào hoạt động hiệu quả; xây dựng 3 - 4 vùng sản xuất nông nghiệp, từ
5 - 7 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển lĩnh vực nấm
ăn cao cấp, nấm dược liệu mạnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đầu tư có trọng tâm cho lĩnh vực khoa học xã hội,
nhân văn; y tế; giáo dục, đào tạo đảm bảo phục vụ tốt yêu cầu xã hội.
+ Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ đạt 9 - 10 người trên một vạn dân đủ khả năng
tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao KH&CN tiên tiến trong nước và các nước
trong khu vực.
+ Xây dựng hệ thống các tổ chức dịch vụ, chuyển
giao khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu ở mức độ cao; hình thành phát triển 5
- 10 cơ sở ươm tạo công nghệ cao; có từ 10 - 15 doanh nghiệp khoa học - công
nghệ.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU
1. Nhiệm vụ:
a) Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới cơ
chế quản lý hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập, các cơ quan quản lý
nhà nước về KH&CN:
- Quy hoạch, rà soát, sắp xếp lại các trung tâm,
trạm trại nghiên cứu KH&CN theo từng lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tư
vấn dịch vụ khoa học - công nghệ và môi trường và hệ thống các tiêu chuẩn quản
lý, kỹ thuật, nhằm thống nhất về tổ chức, tập trung được nguồn lực để có đủ
năng lực làm chủ một số công nghệ, ứng dụng chuyển giao các kết quả nghiên cứu,
các thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống.
- Xây dựng các dự án đầu tư nâng cao năng lực
cho các tổ chức KH&CN công lập để thực hiện tốt chức năng dịch vụ công,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ như:
+ Dự án nâng cao năng lực Trung tâm nghiên cứu ứng
dụng và dịch vụ KH&CN (Dự án đầu tư phát triển nấm ăn cao cấp và nấm dược
liệu; Dự án đầu tư mở rộng Xưởng Cơ khí - Vật liệu mới; Dự án mở rộng nâng cao
công suất Xưởng nước uống đóng chai Sông Tiền đạt tiêu chuẩn HACCP.).
+ Dự án nâng cao năng lực Trung tâm Kỹ thuật và
Công nghệ sinh học.
+ Dự án thành lập Trung Tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn
- Đo lường - Chất lượng và có Kế hoạch đầu tư cho Trung Tâm này hoạt động có hiệu
quả.
- Hỗ trợ các tổ chức chuyển giao KH&CN thực
hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; củng cố và nâng chất lượng hệ thống cơ
quan chuyển giao từ tỉnh đến huyện, xã; tăng cường các hoạt động cung cấp dịch
vụ KH&CN phục vụ sản xuất; hình thành, phát triển các cơ sở ươm tạo công
nghệ cao và doanh nghiệp KH&CN.
b) Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ
chức KH&CN, các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN.
- Các tổ chức KH&CN:
Đánh giá lại năng lực tổ chức hoạt động, hỗ trợ
kinh phí để tăng cường tiềm lực cho các tổ chức KH&CN công lập.
- Cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN:
+ Rà soát sắp xếp lại số biên chế các phòng
chuyên môn, các đơn vị thuộc Sở Khoa học và Công nghệ và cấp huyện, đào tạo bồi
dưỡng cán bộ cấp huyện, đảm bảo cán bộ KH&CN đều có trình độ đại học trở
lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
+ Đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ KH&CN theo hướng gọn, nhẹ. Tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện
nhiệm vụ KH&CN theo nguyên tắc cạnh tranh, dân chủ, bình đẳng và công khai.
Thực hiện cơ chế hợp tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
+ Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn, hỗ
trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, tham gia giải
thưởng chất lượng quốc gia. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện
đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
+ Phân bố ngân sách sự nghiệp khoa học căn cứ
vào kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí của cấp huyện, đẩy mạnh cơ chế đặt hàng,
đấu thầu thực hiện nhiệm vụ KH&CN sát với yêu cầu phát triển địa phương,
đơn vị.
c) Xây dựng các dự án đầu tư, sớm hình thành và
đưa vào hoạt động hiệu quả Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và Khu thực
nghiệm sinh học.
d) Phát huy vai trò Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ
hiện đại tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cao. Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp
thành lập Quỹ phát triển khoa học - công nghệ, phát triển hệ thống doanh nghiệp
khoa học - công nghệ. Chủ động nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học,
công nghệ mới phù hợp để chuyển giao phục vụ sản xuất, khuyến khích môi giới
chuyển giao công nghệ đạt hiệu quả cao.
đ) Đẩy mạnh hợp tác giữa các trung tâm nghiên cứu
ứng dụng trong tỉnh, Trường Đại học Tiền Giang với các trường đại học, các viện
nghiên cứu chuyên ngành trong và ngoài nước để đào tạo cán bộ có trình độ tiến
sĩ chuyên ngành kỹ thuật, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu
nhân lực có trình độ cao của các tổ chức nghiên cứu KH&CN trong tỉnh.
e) Củng cố và phát huy mạnh mẽ vai trò của Liên
hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh; phát động phong trào thi đua ứng dụng tiến
bộ KH&CN vào sản xuất, đời sống, thi đua sáng tạo kỹ thuật.
2. Giải pháp chủ yếu
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức xã hội về vai trò KH&CN:
Để triển khai thực hiện có hiệu quả việc phát
triển ứng dụng KH&CN trong sản xuất từ tỉnh đến cơ sở cần làm tốt công tác
tuyên truyền, nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý của Đảng và chính quyền các cấp;
đẩy mạnh hoạt động truyền thông và tuyên truyền sâu rộng trong xã hội, đặc biệt
là trong các doanh nghiệp về chủ trương, chích sách, pháp luật về KH&CN, về
vai trò động lực then chốt của KH&CN đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước nhằm nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, sự đồng thuận và ủng hộ mạnh
mẽ của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động KH&CN, tạo không khí thi đua
sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; nâng cao tinh thần trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân hoạt động KH&CN đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách về phát triển
KH&CN
- Các Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng KH&CN
được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ, thử nghiệm và chuyển giao công nghệ theo các quy định của
pháp luật; ban hành cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế -
xã hội của tỉnh.
- Xem xét hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với
chi phí cho tổ chức KH&CN công lập và các tổ chức khác để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất ứng dụng
công nghệ sinh học và bức xạ theo các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng hiện
đại, áp dụng sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng
tiết kiệm hiệu quả. Xây dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ
sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản đặc
trưng của tỉnh.
- Tạo cơ chế liên kết giữa các tổ chức chuyển
giao tiến bộ KH&CN với doanh nghiệp và người sản xuất, thử nghiệm xây dựng
mô hình hợp tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ KH&CN về chuỗi ứng
dụng KH&CN - sản xuất - tiêu thụ. Lồng ghép nhiệm vụ KH&CN vào các
chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường hỗ trợ, khuyến khích đăng ký bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm, hàng hóa trong tỉnh, bảo hộ tiêu chuẩn quốc tế
và khu vực các sản phẩm đặc sản, bảo hộ quyền tác giả; hình thành cơ sở giới
thiệu sản phẩm, công nghệ của tỉnh và các tỉnh lân cận, tiến tới thành lập sàn
giao dịch công nghệ kết nối với các tỉnh trong vùng, hình thành và phát triển
thị trường KH&CN; đưa thông tin KH&CN đến với người sản xuất.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, bảo vệ quyền
lợi cơ bản ổn định, lâu dài cho nông dân để tạo động lực khuyến khích nông dân
sản xuất nông sản có chất lượng cao, đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực
phẩm (GAP) góp phần nâng cao uy tín và mở rộng thị trường xuất khẩu ra thế giới.
c) Đầu tư, nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ;
hình thành, phát triển thị trường khoa học - công nghệ
Tập trung đầu tư để nâng cao năng lực hệ thống
hóa của cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KH&CN, dịch vụ KH&CN; đầu tư có
trọng tâm để phát triển các sản phẩm lợi thế của tỉnh. Hình thành một số trung
tâm các tổ chức KH&CN có năng lực chuyển giao mạnh, tiên tiến.
Xây dựng, phát triển các cơ quan nghiên cứu,
chuyển giao KH&CN trong trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp và phát huy tốt năng lực chuyên môn
các cơ quan chuyển giao Trung ương đóng trên địa bàn.
d) Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực:
- Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo và sử dụng
nguồn nhân lực về nghiên cứu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ
sinh học theo các quy định của pháp luật.
- Đào tạo chuyên môn trong và ngoài nước nhằm
nâng cao trình độ năng lực cán bộ, công chức, viên chức để có thể đảm đương
công tác nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng KH&CN mới. Triển
khai nhiều hình thức đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, kỹ năng canh tác, kiến thức sản xuất mới cho người sản xuất;
- Tuyển chọn nhân lực có trình độ đáp ứng chuyên
môn theo yêu cầu;
- Tăng cường nhân lực có trình độ đại học có
chuyên ngành phù hợp về cơ sở;
đ) Giải pháp về vốn:
Tập trung nhiều nguồn lực cho phát triển và ứng
dụng KH&CN, bao gồm:
- Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ
địa phương, trung ương;
- Nguồn kinh phí đầu tư phát triển KH&CN;
- Nguồn vốn của các doanh nghiệp đầu tư đổi mới
và phát triển KH&CN;
- Nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo chi cho đào tạo
nguồn nhân lực của tỉnh;
- Nguồn vốn vay của Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ; các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển;
- Các nguồn vốn khác: vốn từ nguồn hợp tác quốc
tế, vốn từ nguồn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân.
III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN,
DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
1. Chương trình phát triển,
ứng dụng công nghệ sinh học và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Tăng cường tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết
06-NQ/TU ngày 20/9/2011 và Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 06/12/2011 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy khóa IX về phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học và phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành,
mặt trận tổ quốc, các đoàn thể; đồng thời, triển khai có hiệu quả Kế hoạch
82/KH-UBND ngày 22/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học đến năm 2015. Tập trung đầu tư đến năm
2015, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và khu thực nghiệm sinh học đi vào
hoạt động;
- Hình thành 3 - 4 vùng sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, sản xuất quy mô công nghiệp đối với các loại trái cây đặc sản
của tỉnh và lúa chất lượng cao;
- Chương trình phát triển các loại nấm ăn cao cấp,
nấm dược liệu: từ khâu nghiên cứu sản xuất giống, kỹ thuật trồng theo qui mô
công nghiệp;
- Chương trình hỗ trợ ứng dụng công nghệ tiên tiến
trong lĩnh vực chế biến nông sản;
- Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại sản xuất
giống, cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phát triển các chế phẩm sinh học bảo vệ,
chăm sóc cây trồng, vật nuôi, xử lý môi trường; phát triển mạnh sản xuất nông -
thủy sản đạt các tiêu chuẩn GAP, phát triển nông nghiệp đô thị; hình thành
ngành công nghiệp sinh học, các doanh nghiệp chế biến ứng dụng công nghệ cao. Ứng
dụng rộng rãi các tiến bộ sinh học trong chế biến thuốc, bảo vệ chăm sóc sức khỏe
nhân dân.
2. Dự án “Nâng cao năng suất
và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020”
Đây là Dự án thuộc Chương trình quốc gia “Nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam”. Đẩy mạnh
các hoạt động nâng cao năng suất chất lượng trên cơ sở xây dựng và áp dụng các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý quốc tế, các mô hình, công
cụ cải tiến năng suất chất lượng, hỗ trợ phát triển nguồn lực để nâng cao năng
lực quản lý, năng suất chất lượng sản phẩm. Áp dụng linh hoạt chính sách hỗ trợ
đổi mới công nghệ, đăng ký sở hữu trí tuệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng
Việt Nam… Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông - thủy sản;
công nghệ sơ chế, bảo quản tươi; cải tiến, đổi mới thiết bị, công nghệ nâng cao
giá trị gia tăng các sản phẩm đặc sản truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ. Đến
năm 2020, có từ 8 - 10 sản phẩm chế biến từ nguyên liệu trong tỉnh đạt yêu cầu
xuất khẩu.
3. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng
dụng trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường:
Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các nội dung về
loại hình văn hóa phi vật thể, vật thể nhằm bảo tồn phát huy giá trị văn hóa
dân tộc; nghiên cứu, nhân rộng các mô hình dân vận khéo; phát triển các mô hình
hợp tác kinh tế nông nghiệp hiệu quả… Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy
và học; đào tạo, phát hiện nhân tài; phân luồng học sinh hiệu quả. Ứng dụng các
thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong phòng, trị bệnh, phát triển
nguyên liệu dược, sản xuất thuốc trị bệnh.
Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công
nghệ xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí), sản xuất vật liệu, thiết bị xử lý môi
trường, quan trắc, phân tích môi trường. Ứng dụng CNSH trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường, đa dạng sinh học…
4. Đầu tư, nâng cao tiềm lực
khoa học và công nghệ; hình thành, phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Tập trung đầu tư nâng cao tiềm lực Trung tâm Kỹ
thuật và Công nghệ sinh học, Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và dịch vụ
KH&CN, Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Trung tâm Giống
Nông nghiệp tỉnh.
Xây dựng, phát triển các cơ quan nghiên cứu,
chuyển giao khoa học - công nghệ trong trường đại học, cao đẳng; phối hợp phát
huy tốt năng lực chuyên môn các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao trên địa bàn tỉnh.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho
KH&CN hình thành và phát triển thị trường công nghệ, hình thành các gian
hàng trưng bày, giới thiệu thiết bị, chuyển giao công nghệ.
5. Tăng cường hỗ trợ, khuyến
khích đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Tăng cường hỗ trợ, khuyến khích đăng ký bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm, hàng hóa trong tỉnh, bảo hộ tiêu chuẩn quốc tế
và khu vực các sản phẩm đặc sản, bảo hộ quyền tác giả tăng 1,5 lần so với giai
đoạn 2006 - 2010; hình thành 01 - 02 cơ sở giới thiệu sản phẩm, công nghệ của tỉnh
và các tỉnh lân cận, tiến tới thành lập sàn giao dịch công nghệ kết nối với các
tỉnh trong vùng, hình thành và phát triển thị trường KH&CN; đưa thông tin
KH&CN đến với người sản xuất.
6. Hợp tác quốc tế về khoa học
và công nghệ
Xuất phát từ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trên các lĩnh vực có tầm chiến lược, chủ động có kế hoạch hợp tác triển
khai các chương trình, dự án KH&CN với các tổ chức quốc tế, thực hiện tốt
cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước; đồng thời tạo điều kiện, môi trường thuận
lợi để thu hút các chuyên gia về KH&CN đến làm việc tại các khu nông nghiệp
công nghệ cao, khu thực nghiệm sinh học; gửi cán bộ đi học tập, tu nghiệp,
nghiên cứu KH&CN ở các nước có công nghệ tiên tiến phù hợp điều kiện phát
triển của tỉnh.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Dự kiến tổng kinh phí:
671.580 triệu đồng. Cụ thể:
NỘI DUNG
|
Giai đoạn
|
Nguồn
Tổng
|
Xây dựng cơ
bản
|
Sự nghiệp KH
|
Nguồn khác
|
Ghi chú
|
TW
|
ĐP
|
TW
|
ĐP
|
Kế hoạch 82/KH -UBND ngày 22/6/2012 của UBND tỉnh
|
2013- 2015
|
335.481
|
39.047
|
161.314
|
4.000
|
56.520
|
74.600
|
Các phụ lục kèm theo của KH 82
|
Dự án Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm,
hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ
|
2013-2020
|
70.774
|
2.622
|
6.200
|
|
16.952
|
45.000
|
Các phụ lục kèm theo của Dự án
|
Kế hoạch Hỗ trợ bảo hộ quyền SHTT
|
2013-2020
|
10.325
|
|
|
|
10.325
|
|
Phụ lục 01
|
ĐT- DA KH&CN
|
2013-2020
|
100.000
|
|
|
10.000
|
90.000
|
|
Phụ lục 02
|
Đầu tư phát triển các Trung tâm KH&CN trọng
điểm
|
2013-2020
|
155.000
|
|
155.000
|
|
|
|
Phụ lục 03
|
Cộng
|
|
671.580
|
41.669
|
322.514
|
14.000
|
173.797
|
119.600
|
|
2. Nguồn kinh phí:
- Kinh phí Trung ương và địa phương, bao gồm: Sự
nghiệp KH&CN, nông nghiệp, môi trường, y tế và quỹ khuyến công được thực hiện
từ năm 2013 - 2020.
- Kinh phí đầu tư phát triển KH&CN, kinh phí
XDCB địa phương được thực hiện từ năm 2013 - 2020.
- Nguồn xã hội hóa trong hoạt động KH&CN.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; phối hợp với các sở, ngành tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo những công việc có liên quan trong quá trình thực
hiện Kế hoạch; Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban
nhân dân tỉnh.
2. Các sở, ngành tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Công Thương, Tài nguyên
và Môi trường, Y tế, Xây dựng, Giao thông Vận tải và các sở, ngành có liên quan
căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của sở, ngành mình có
trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ để tổ chức thực hiện
tốt các nội dung, nhiệm vụ có liên quan trong kế hoạch, định kỳ 6 tháng, hàng
năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của địa phương mình, phối
hợp với các sở, ngành tỉnh tổ chức thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ có liên
quan trong kế hoạch này và lồng ghép nhiệm vụ phát triển ứng dụng khoa học công
nghệ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương để triển
khai thực hiện. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan
chủ trì (Sở Khoa học và Công nghệ) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Kim Mai
|