Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 151/KH-UBND
Ngày ban hành 10/08/2016
Ngày có hiệu lực 10/08/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 151/KH-UBND

Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13/CT-TTG NGÀY 09/5/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (gọi tắt là Chthị s13); thực hiện Kế hoạch s693/KH-BYT ngày 14/7/2016 của Bộ Y tế, Quyết định số 2218/QĐ-BNN-QLCL ngày 07/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 2650/QĐ-BCT ngày 28/6/2016 ngày của Bộ Công Thương về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, UBND Thành phố xây dựng kế hoạch triển khai như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Nhằm đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn; phát huy vai trò các ban, ngành, đoàn thể chính trị, và người dân tham gia giám sát an toàn thực phẩm để tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý ATTP.

2. Yêu cầu

- Công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) phải được thực hiện thường xuyên, và thực hiện theo nguyên tắc, bảo đảm an toàn ở tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu dùng thực phẩm.

- Tăng cường phối hợp, phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý giữa các cấp, các sở, ban, ngành trong công tác quản lý ATTP để tạo ra hiệu quả rõ rệt, tránh chồng chéo.

- Kết quả tổ chức thực hiện công tác bảo đảm ATTP của các cấp, các ngành là một trong các tiêu chí để xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác quản lý ATTP

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm theo đúng quy định quản lý nhà nước về ATTP từ Điều 65 đến Điều 70 Luật An toàn thực phẩm và quy định của Chính phủ. Chủ tịch UBND các cấp trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm của địa phương, chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện an toàn thực phẩm

- Tăng cường tuyên truyền trên báo chí và hệ thống thông tin cơ sở về các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác an toàn thực phẩm; kịp thời phản ánh tình hình triển khai thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước; thông tin nhận biết thế nào là thực phẩm an toàn, quy trình an toàn, các điểm bán hàng an toàn, để người dân biết, vận dụng trong cuộc sống hàng ngày.

- Tuyên truyền gương các đơn vị, doanh nghiệp làm tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; đồng thời thông tin các địa chỉ các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, chế biến vi phạm an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, phòng tránh cũng như giám sát. Thông tin, tuyên truyền phải kịp thời, khách quan, trung thực.

- Tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến ký cam kết đảm bảo an toàn thực phm.

3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về ATTP

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về ATTP đối với cơ sở theo phân công, phân cấp và trên địa bàn; giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP.

- Có cơ chế phù hp (đường dây nóng) để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí về vi phạm ATTP và xử lý nghiêm, kịp thời; có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

4. Phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn

- Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát trin các vùng nguyên liệu sản xut nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn. Quản lý chặt chẽ các vật tư liên quan đến ATTP. Đánh giá kết quả và nhân rộng đi với mô hình, hệ thng có hiệu quả.

- Xây dựng và triển khai một số mô hình, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn. Đánh giá kết quả và nhân rộng đối với mô hình, hệ thống có hiệu quả.

- Đu tư trang thiết bị đo kim di động hoặc cđịnh tại một s trung tâm thương mại, chợ nông sản lớn, hướng dẫn và giúp người dân nhận biết thực phẩm an toàn, thực phẩm không an toàn; phát huy năng lực của các trung tâm đo kiểm trên địa bàn.

5. Tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến rõ nét trong năm 2016 một số chuyên đề trọng tâm thuộc lĩnh vực quản lý ngành

- Bảo đảm an toàn, vệ sinh đối với các loại thực phẩm tươi sống và các loại thực phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân

- Tăng cường quản lý đngăn chặn rượu, nước giải khát giả, kém cht lượng nhập lậu, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh; bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Quản lý chặt chẽ để tăng cường kim soát phát hiện việc sử dụng các cht, thuốc dùng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm như: rà soát danh mục các chất cấm dùng trong sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc ngành quản lý; tập trung xử lý dứt điểm việc sử dụng salbutamol, vàng ô, kháng sinh trong chăn nuôi, sản xuất, chế biến thực phẩm.

- Siết chặt quản lý việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng, chất bảo quản, phụ gia thực phm, thực phm chức năng. Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể, nhất là tại các khu công nghiệp, trường học, lễ hội, sự kiện lớn.

[...]