Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2016 tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do tỉnh Quảng Bình ban hành
Số hiệu | 15/CT-UBND |
Ngày ban hành | 17/06/2016 |
Ngày có hiệu lực | 17/06/2016 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký | Trần Tiến Dũng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/CT-UBND |
Quảng Bình, ngày 17 tháng 6 năm 2016 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
An toàn thực phẩm là vấn đề ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến sức khỏe con người, được xã hội rất quan tâm. Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cố gắng trong quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm. Về cơ bản, các ngành đã thực hiện quản lý an toàn theo chuỗi đối với từng mặt hàng thực phẩm, khắc phục tình trạng chồng chéo.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, nguyên nhân chủ yếu là một số địa phương, đơn vị chưa quan tâm và thiếu tập trung trong quản lý an toàn thực phẩm, cơ chế và nguồn lực đầu tư cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm còn hạn chế, lực lượng thanh, kiểm tra còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Việc áp dụng chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa vi phạm. Chưa phát huy được vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội và người dân tham gia giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm.
Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; đồng thời để tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm theo đúng quy định từ Điều 61 đến Điều 70 Luật An toàn thực phẩm và quy định của Chính phủ. Tập trung củng cố hệ thống tổ chức quản lý an toàn thực phẩm từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn, xem xét bổ sung nhân lực, kinh phí, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho công tác an toàn thực phẩm; có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác này. Các cấp chính quyền và các đơn vị khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và từng thời kỳ phải tính toán, xác định chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, bố trí ngân sách để bảo đảm hoạt động an toàn thực phẩm tại địa phương.
- Kiện toàn và phát huy hơn nữa vai trò và hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp. Quản lý an toàn thực phẩm phải thực hiện theo nguyên tắc: bảo đảm an toàn ở tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu dùng thực phẩm.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục, tạo sự chuyển biến thực sự về hành vi an toàn thực phẩm. Tăng cường dung lượng tin bài, chuyên mục, chương trình về ATTP, chú trọng tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở. Thông tin khách quan, trung thực, kịp thời, nhất là các điển hình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và các vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm. Tập trung tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố quy trình sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn. Đồng thời cung cấp thông tin những sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn cho người dân.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đơn ngành, liên ngành và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Phát hiện kịp thời, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố bất thường về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn. Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tập trung xử lý dứt điểm các điểm nóng về an toàn thực phẩm đang được dư luận và xã hội quan tâm trên địa bàn.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn.
- Xã hội hóa công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phối hợp tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí về vi phạm an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm, kịp thời; có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
- Các sở, ngành, chính quyền các cấp thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận tổ quốc thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp vận động và giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm.
a) Chủ trì cùng các sở, ban, ngành liên quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Bình và các đơn vị liên quan triển khai công tác truyền thông, giáo dục về an toàn thực phẩm phù hợp với từng địa phương, theo từng nhóm đối tượng.
c) Tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm tăng cường pháp chế trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.
d) Siết chặt quản lý việc kinh doanh thực phẩm chức năng, chất bảo quản, phụ gia thực phẩm. Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể.., nhất là tại các khu công nghiệp, khu du lịch, lễ hội và các sự kiện lớn.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm đối với những sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm thuộc diện quản lý.
b) Tập trung xử lý dứt điểm việc sử dụng Salbutamol, vàng ô, kháng sinh trong chăn nuôi, sản xuất thực phẩm. Chú trọng kiểm soát đối với các loại thực phẩm tươi sống; các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm và vệ sinh thú y; tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở giết mổ gia súc không đảm bảo an toàn thực phẩm, không đảm bảo vệ sinh môi trường.
c) Xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất nông, lâm sản, thủy sản an toàn. Phối hợp phổ biến, cung cấp thông tin và hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nông, lâm sản, thủy sản thực phẩm.
a) Tăng cường quản lý để ngăn chặn rượu, nước giải khát giả, kém chất lượng nhập lậu, gian lận thương mại trong lưu thông kinh doanh; bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý từ 2 Bộ trở lên bao gồm cả chợ, siêu thị (trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản).
b) Tăng cường công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
a) Phối hợp với Công an tỉnh; Ban Chỉ đạo 389 tăng cường lực lượng và gia tăng kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý nghiêm việc nhập lậu, lưu thông, kinh doanh các loại thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc
Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, công an các huyện, thành phố, thị xã nắm bắt tình hình, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.