Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 19/CT-UBND
Ngày ban hành 30/06/2016
Ngày có hiệu lực 30/06/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Đinh Quốc Thái
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/CT-UBND

Đồng Nai, ngày 30 tháng 6 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong quản lý về an toàn thực phẩm, nhiều mô hình tiên tiến về bảo đảm an toàn thực phẩm đang được xây dựng và nhân rộng. Tình hình ngộ độc thực phẩm tuy đã giảm về số vụ và số trường hợp ngộ độc (năm 2013: 08 vụ, 148 trường hợp; năm 2014: 01 vụ, 14 trường hợp; năm 2015: 04 vụ, 167 trường hợp) nhưng tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Nguyên nhân do chính quyền một số địa phương chưa quan tâm, chưa quản lý tốt về an toàn thực phẩm (ATTP), nhiều vụ vi phạm ATTP chậm phát hiện và không xử lý kịp thời.

Nhằm đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa thực hiện tốt các nội dung sau:

a) Xác định việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, điều hành. Chủ tịch UBND trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm của địa phương; trực tiếp chỉ đạo, thường xuyên đôn đốc thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn.

b) Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về ATTP; tiếp tục củng cố bộ máy làm công tác ATTP từ tỉnh đến cơ sở, ưu tiên bố trí đủ nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm; có kế hoạch đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, tạo sự chuyển biến thực sự về ATTP kết hợp với đẩy mạnh xã hội hóa công tác ATTP.

d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhất là thanh kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

đ) Tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến rõ nét trong năm 2016 một số vấn đề sau:

- Bảo đảm an toàn vệ sinh đối với các loại thực phẩm tươi sống và các loại thực phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của Nhân dân.

- Thiết lập và vận hành có hiệu quả hệ thống tự kiểm tra an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể tại các doanh nghiệp; bếp ăn tập thể trường học, bệnh viện, nhà trẻ; cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua đường thực phẩm.

2. Để thực hiện tốt các nội dung trên, Chủ tịch UBND tỉnh giao trách nhiệm:

a) Sở Y tế - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo bảo đảm VSATTP tỉnh

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, thanh tra thường xuyên và đột xuất các cơ sở thực phẩm theo phân cấp quản lý.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý các Khu công nghiệp xây dựng và vận hành hệ thống tự kiểm tra an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp; bếp ăn tập thể trường học, nhà trẻ; cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm

- Kiện toàn tổ chức, tăng cường đầu tư trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện và nâng cao năng lực Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; củng cố và nâng cao năng lực kiểm soát ATTP tại tuyến huyện, tuyến xã; phối hợp xây dựng hệ thống kiểm nghiệm an toàn thực phẩm theo hướng tập trung, hiệu quả.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổ chức quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản; không để xảy ra tình trạng sử dụng, kinh doanh chất cấm, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép; xử lý dứt điểm việc sử dụng salbutamol, vàng ô, kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm.

- Tập trung quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hóa chất bảo quản, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng quy hoạch các vùng sản xuất nông sản an toàn thực phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; xây dựng và phát triển nhân rộng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và khai thác nông lâm thủy sản an toàn.

- Phối hợp Sở Công Thương xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm an toàn tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh; triển khai xác nhận sản phẩm an toàn và gắn logo nhận diện sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại các điểm trưng bày sản phẩm nông lâm thủy sản được xác nhận.

c) Sở Công Thương

- Tăng cường quản lý để ngăn chặn rượu, nước giải khát giả, kém chất lượng; bảo đảm ATTP tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với lĩnh vực Sở Công Thương quản lý trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm an toàn vào các chợ.

- Phối hợp với Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh; từng bước kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc và nhập lậu, hàng gian, hàng kém chất lượng...

d) Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai

[...]