Kế hoạch 14744/KH-UBND năm 2021 thực hiện "Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 14744/KH-UBND
Ngày ban hành 29/11/2021
Ngày có hiệu lực 29/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Văn Phi
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14744/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 29 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021- 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Thực hiện Quyết định số 3458/QĐ-BNN-TCLN ngày 03 tháng 8 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhằm triển khai việc thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và hiệu quả. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế, kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ và phát triển và sử dụng bền vững rừng và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; đảm bảo tham gia rộng rãi, bình đẳng của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại, phát huy tiềm năng vai trò tác dụng của rừng để lâm nghiệp đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, giữ vững quốc phòng và an ninh, thực hiện thành công mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 7,92% đến 9%/năm; giá trị sản xuất đồ gỗ và lâm sản 2 tỷ USD vào năm 2025, 03 tỷ USD vào năm 2030; trồng rừng sản xuất đến 2025 là 2.499,6 ha đến 2030 là 4.865 ha; phục hồi rừng phòng hộ đến 2025 là 3.937 ha đến 2030 là 6.101 ha; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đến 2025 là 450.000 m3 đến 2030 là 870.000 m3; tổng nguồn thu dịch vụ môi trường rừng đến 2025 tăng 30%, du lịch sinh thái tăng đến 2030 tăng 45%; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên đến 2025 là 8.664,3 ha đến 2030 là 11.484 ha; diện tích có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến 2025 là 10.835 ha đến 2030 là 27.835 ha.

b) Về xã hội

- Tỷ lệ lao động trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 30% vào năm 2025 và 45% vào năm 2030; đến năm 2025 có 20% và đến năm 2030 có 30% số hộ dân sản xuất lâm nghiệp hàng hóa.

c) Về môi trường

- Tỷ lệ che phủ rừng ổn định đạt 29%; đến năm 2022 có 100% diện tích chủ rừng được quản lý bền vững; rừng được nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng; đảm bảo an ninh môi trường.

3. Tầm nhìn đến năm 2050

Đến năm 2050, ngành lâm nghiệp trở thành nền kinh tế kỹ thuật hiện đại, hiệu lực, hiệu quả có sức cạnh tranh cao; phát huy hiệu quả, lợi thế, tiềm năng rừng nhiệt đới; công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển bền vững.

Về kinh tế: phát triển lâm nghiệp bền vững, hội nhập quốc tế, phát huy hiệu quả, tiềm năng của rừng nhiệt đới, phn đấu trở thành trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu cả nước.

Về xã hội: góp phần quan trọng xây dựng đất nước an toàn, thịnh vượng, nông thôn giàu đẹp, văn minh trên cơ sở cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh gắn với tài nguyên rừng, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống; đảm bảo quốc phòng an ninh.

Về môi trường: quản lý bền vững, bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống suy thoái đất đai, giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Chiến lược

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; Thông tri số 12/TT-TU ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng và các nội dung của Chiến lược, đến cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị các địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc triển khai thực hiện Chiến lược.

b) Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, đa dạng sinh học, giá trị cung ứng dịch cụ môi trường rừng, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ quốc phòng, an ninh của rừng; tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân bằng các hình thức phong phú và đa dạng tạo sự thay đổi về nhận thức bảo vệ rừng; nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp về trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng; vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng cam kết bảo vệ rừng; xây dựng thực hiện các quy ước bảo vệ rừng.

2. Nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách lâm nghiệp

a) Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách hiện hành; Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành luật Lâm nghiệp. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp trên cơ sở Luật Lâm nghiệp 2017, đảm bảo hài hòa với Luật Đất đai, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường, pháp luật liên quan và các điều ước quốc tế, để đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững.

b) Nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách nhằm đa dạng các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững, hưởng lợi từ rừng tạo sinh kế cho người dân sng gn rừng; cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người tham gia bảo vệ rừng, phát triển rừng, chữa cháy rng. Triển khai các quy định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản; quản lý rừng tự nhiên, phát triển lâm nghiệp cộng đồng, dịch vụ môi trường rừng.

c) Nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư bảo vệ và phát triển rừng theo hướng hưởng lợi trực tiếp từ rừng; phát triển nông lâm kết hợp và lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường rừng để thay thế dần cơ chế hỗ trợ khoán bằng tiền từ nguồn ngân sách Nhà nước; sở hữu các lâm sản, sản phẩm nông ngư nghiệp kết hợp và lâm sản ngoài gỗ hay giá trị thu được từ dịch vụ ngoài lâm sản đối với diện tích rừng do nhà nước là đại diện chủ sở hữu được giao, khoán cho hộ gia đình, cá nhân, cng đồng dân cư.

Tăng đầu tư của nhà nước cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nghiên cứu khoa học, khuyến lâm, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, điều tra quy hoạch rừng, xây dựng vườn giống, rừng giống chất lượng cao và đầu tư thích đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp; đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, Nhà nước cấp kinh phí sự nghiệp hàng năm cho các ban quản lý theo cơ chế tự chủ tài chính và chi phí hoạt động của các tổ bảo vệ rừng thôn, xã; Nhà nước cấp kinh phí quản lý, bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng.

[...]