Kế hoạch 4228/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Số hiệu | 4228/KH-UBND |
Ngày ban hành | 17/11/2021 |
Ngày có hiệu lực | 17/11/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hải Dương |
Người ký | Trần Văn Quân |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4228/KH-UBND |
Hải Dương, ngày 17 tháng 11 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 3458/QĐ-BNN-TCLN ngày 03/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) trên địa bàn tỉnh Hải Dương với các nội dung sau:
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh;
- Quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có;
- Ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích góp phần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện đời sống cho người dân làm nghề rừng, đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
2. Yêu cầu
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo đầy đủ nội dung, cụ thể các định hướng và giải pháp thực hiện; xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tổ chức cá nhân có liên quan; xây dựng Chương trình chi tiết (nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan) để triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Cải tạo, nâng cao năng suất chất lượng các loại rừng, đảm bảo quy hoạch hài hòa diện tích các loại rừng; đảm bảo Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 5,2% đến 5,6%; nâng cao thu nhập cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng.
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Chiến lược
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và quán triệt Luật Lâm nghiệp, Kế hoạch thực hiện Chiến lược và các văn bản quy phạm pháp luật về Lâm nghiệp có liên quan.
- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tổ chức, doanh nghiệp về các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ quốc phòng, an ninh của rừng; tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân, cộng đồng dân cư.
2. Xây dựng cơ chế, chính sách lâm nghiệp
Tiếp tục triển khai hiệu quả Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành luật Lâm nghiệp và các cơ chế, chính sách hiện hành có liên quan. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về Lâm nghiệp.
- Xây dựng phương án phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Hải Dương và Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Xây dựng chương trình cắm mốc ranh giới 3 loại rừng để xác định rõ ranh giới rừng ngoài thực địa để đảm bảo quản lý tốt, hiệu quả không xảy ra sự chồng lấn ranh giới 3 loại rừng.
- Tổ chức triển khai Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; 2026-2030 theo đúng định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xây dựng chương trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên; Tiếp tục triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
4. Tổ chức triển khai hiệu quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp
- Tăng cường quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh; phục hồi rừng tự nhiên bằng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, nuôi dưỡng và làm giàu rừng; bảo tồn đa dạng sinh học.
- Bảo vệ tốt các khu rừng đặc dụng, bảo tồn và phát huy giá trị nguồn gen cây rừng, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học (Vườn thực vật); nâng cao chất lượng rừng phòng hộ.
- Thực hiện các giải pháp, ứng dụng công nghệ mới trong phát triển lâm nghiệp, sử dụng phần mềm giám sát lửa rừng, biến động rừng và đất lâm nghiệp để theo dõi, phát hiện tình trạng mất rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, diễn biến tài nguyên rừng; nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng sản xuất…
5. Huy động bố trí các nguồn lực đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp