Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 1439/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 1439/KH-UBND
Ngày ban hành 13/06/2016
Ngày có hiệu lực 13/06/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Trịnh Hữu Khang
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1439/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 13 tháng 06 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Quyết định số 2361/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em. Trẻ em được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chú trọng bảo vệ trẻ em đkhông bị xâm hại; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

2. Các mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 2%/tổng số trẻ em.

- Trên 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

- Giảm tỷ lệ gia tăng trẻ em bị xâm hại; trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được quản lý và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

- Tiếp tục duy trì hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng

Trẻ em dưới 16 tuổi; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

2. Phạm vi

Các huyện, thành phố trong tỉnh, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

3. Thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2020.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho chính quyền các cấp, các tổ chức, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và bản thân trẻ em.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình. Đặc biệt thông qua các hội nghị tập huấn cho cán bộ xã, cộng tác viện, tình nguyện viên trong tỉnh và triển khai tháng hành động vì trẻ em theo chủ đề nhằm thu hút sự tham gia của cấp ủy đảng và chính quyền các địa phương, cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em.

- Xây dựng các chương trình, phóng sự, biên tập các tài liệu, sản phẩm truyền thông; làm pa nô, khẩu hiệu tuyên truyền; nhân bản, cấp phát tờ rơi, tài liệu về bảo vệ trẻ em và phòng, chống các hình thức xâm hại trẻ em; xây dựng các tin bài, phóng sự về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; các văn bản chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tới cán bộ lãnh đạo chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân.

- Lựa chọn hình thức truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng, tng địa bàn dân cư, nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, gần gũi với cuộc sống, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền; phối hợp với Ban giám hiệu các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ và kỹ năng tự bảo vệ cho bản thân trẻ em.

2. Củng cố hệ thống tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

- Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tăng cường hoạt động truyền thông của nhóm trẻ nòng cốt; củng cố đội ngũ công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn; giao thêm trách nhiệm bảo vệ trẻ em cho trưởng thôn, xóm, bản, tổ dân phố.

- Tiếp tục triển khai, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chú trọng đội ngũ công chức viên chức trong hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em: nâng cao năng lực về quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, kiến thức, kỹ năng về truyền thông, tư vấn, quản lý, thu thập thông tin báo cáo về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và kỹ năng cơ bản làm việc với trẻ em;

- Tổ chức trao đi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm với các tỉnh bạn về xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em, mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

3. Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp, có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu cần sự bảo vệ của mọi trẻ em

- Tiếp tục duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ở các xã, phường, thị trấn cơ sở công lập và cơ sở ngoài công lập trên địa bàn toàn tỉnh; cung cấp và kết nối dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hiệu quả như: đảm bảo sự an toàn cho trẻ em, tư vấn, tham vấn, trị liệu phục hồi tâm lý, thể chất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực; trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, pháp lý, các phúc lợi xã hội khác khi có nhu cầu.

[...]