Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 2361/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 2361/QĐ-TTg
Ngày ban hành 22/12/2015
Ngày có hiệu lực 22/12/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2361/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sđiều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

Căn cứ Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát:

Mọi trẻ em đều được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chú trọng bảo vệ trẻ em để không bị xâm hại; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đng và có cơ hội phát triển.

2. Các mục tiêu cụ thể:

a) Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em xuống còn 5%. Giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị xâm hại. Trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được quản lý và có các biện pháp can thiệp, trợ giúp kịp thời.

b) 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát trin.

II. ĐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Trẻ em, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn trên phạm vi toàn quốc.

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho chính quyền các cấp, các tổ chức, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và bản thân trẻ em.

a) Tổ chức các chiến dịch truyền thông về bảo vệ trẻ em theo chủ đề nhằm thu hút sự tham gia của xã hội về bảo vệ trẻ em;

b) Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các chương trình, sản xuất các tài liệu, sản phẩm truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

c) Mở rộng các hình thức truyền thông, giáo dục về bảo vệ trẻ em phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư. Tổ chức các hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trong trường học về kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và bản thân trẻ em.

2. Củng chệ thống tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

a) Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo, ban điều hành, nhóm công tác liên ngành về bảo vệ trẻ em, nhóm trẻ em nòng cốt ở các tỉnh, huyện, xã; củng cố đội ngũ công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, đặc biệt là cấp xã; xây dựng và thực hiện đề án phát triển đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở đáp ứng nhu cầu của công tác bảo vệ trẻ em;

b) Nghiên cứu, xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức trong hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thành viên của ban chỉ đạo, ban điều hành, nhóm công tác liên ngành về bảo vệ trẻ em các cấp, đội ngũ cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

c) Tchức trao đi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong nước và ngoài nước vxây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em, về mô hình tchức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

3. Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp, có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu cần sự bảo vệ của mọi trẻ em.

[...]