Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2016 triển khai Chương trình Bảo vệ trẻ em Hà Giang giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 168/KH-UBND
Ngày ban hành 18/07/2016
Ngày có hiệu lực 18/07/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Trần Đức Quý
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 168/KH-UBND

Hà Giang, ngày 18 tháng 07 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện Quyết định số 2361/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành kế hoạch triển khai Chương trình Bảo vệ trẻ em Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020 cụ thể như sau.

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. Những kết quả đạt được

Thực hiện chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015. UBND tỉnh đã ban hành Chương trình Bảo vệ trẻ em Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015. Sau 05 năm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Bảo vệ trẻ em Hà Giang đã đạt được kết quả nhất định, nhận thức về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em đã có sự chuyển biến tích cực trong cộng đồng dân cư và các tầng lớp nhân dân. Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ tỉnh đến cơ sở được bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng tiếp cận với trẻ em, nhận thức của các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể và nhân dân được nâng cao. Các cấp chính quyền đã có những biện pháp chủ động phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, tàn tật được hưởng các chế độ, chính sách của nhà nước kịp thời, trẻ em khuyết tật được khám, phẫu thuật, phục hồi chức năng hòa nhập cộng đồng, trẻ em sống trong gia đình hộ nghèo được quan tâm hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục..., tạo điều kiện để các em hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển. Xây dựng và triển khai có hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đã triển khai ở tại 02 huyện Quang Bình, Quản Bạ; Mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng 05 huyện, thành phố (Đồng Văn, Bắc Quang, Yên Minh, Vị Xuyên và Thành phố Hà Giang).c ban, ngành, đoàn thở cơ sở và người dân thuộc các huyện triển khai các mô hình, dự án, hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, bước đầu đã có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ, chăm sóc và cung cấp các dịch vụ cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

* Kết quả cụ thể sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình:

- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mỗi năm giảm 5% (từ 11.534 trẻ năm 2011 xuống còn 9.393 trẻ năm 2015). Đạt so với mục tiêu đề ra;

- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển năm 2011 là 78% đến năm 2015 là 85%. Đạt so với mục tiêu đề ra;

- 70% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Đạt so với mục tiêu đề ra;

- Trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình và phục hồi chức năng, giáo dục và các dịch vụ công cộng năm 2011 là 75% đến năm 2015 là 80%. Đạt so với mục tiêu đề ra;

- Trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc giúp đỡ, hỗ trợ dưới mọi hình thức, năm 2011 là 80% đến năm 2015 là 90%. Đạt so với mục tiêu đề ra.

II. Tồn tại, nguyên nhân

2.1. Tồn ti

Một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhất là cấp xã; Công tác phối kết hợp giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ, việc thực hiện lồng ghép công tác bảo vệ trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành chưa được quan tâm đồng bộ. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, kịp thời nhất là cấp cơ sở.

Tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác Lao động - TB&XH ở cơ sở không ổn định, thường xuyên thay đổi, kiêm nhiệm nhiều công việc nên hầu hết không chú trọng đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đặc biệt ở cấp thôn, bản, tổ dân phố không có đội ngũ cộng tác viên thôn bản làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em như trước đây; Chế độ thông tin, báo cáo, cập nhật thông tin về bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa kịp thời, chưa thường xuyên, đầy đủ.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nhóm trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần tiếp tục quan tâm can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, hai nhóm đối tượng này tương đối cao hiện nay số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (theo 10 nhóm đối tượng của Luật trẻ em năm 2004) trên địa bàn tỉnh 9.393 trẻ (Nếu đánh giá theo 14 nhóm đối tượng của Luật Trẻ Em năm 2016 thì số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ còn cao hơn, dự kiến có khoảng trên 11.000 trẻ em) số trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (theo 10 nhóm đối tượng của Luật trẻ em năm 2004) trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 11.000 trẻ. Tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em bị xâm hại, bạo lực, bóc lột ngược đãi trẻ em vẫn còn xảy ở một số nơi, trẻ em sống trong gia đình hộ nghèo còn tương đối cao. Môi trường sống chưa đảm bảo sự an toàn cho trẻ em, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.

2.2. Nguyên nhân

- Sự lãnh chỉ đạo của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, ở một số nơi chưa thường xuyên, kịp thời, thiếu cương quyết, thiếu đồng bộ nhất là cấp xã.

- Việc chỉ đạo lồng ghép công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em với các chương trình, dự án, kế hoạch chuyên môn của các cấp, các ngành, đơn vị chưa được quan tâm. Công tác phối hợp tại cơ sở chưa chặt chẽ, thường xuyên;

- Hoạt động đấu tranh với hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em ở cộng đồng và cơ sở chưa đủ mạnh, còn có những gia đình, người thân nạn nhân che dấu, mặc cảm, né tránh. Nguy cơ xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em, ngược đãi, bạo lực trẻ em khó phát hiện giải quyết;

- Đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động - TB&XH cấp xã, phường, thị trấn thường xuyên thay đổi, kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực nhiều mảng nên chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Nhận thức của gia đình, cộng đồng về bảo vệ trẻ em còn hạn chế, do đời sống kinh tế của nhân dân một số vùng còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, vì lợi ích trước mắt nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm chăm sóc tới con cái. Vai trò, trách nhiệm của một bộ phận gia đình trong việc nuôi dạy, quản lý, giáo dục trẻ em còn lơ là, lỏng lẻo dẫn đến trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;

- Kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã hầu như không được quan tâm tổ chức thực hiện.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

[...]