Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 do tỉnh Tiền Giang ban hành

Số hiệu 99/KH-UBND
Ngày ban hành 19/05/2016
Ngày có hiệu lực 19/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Thanh Đức
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 19 tháng 5 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Thực hiện Quyết định số 2361/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ thực trạng trẻ em và công tác bảo vệ trẻ em của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Mọi trẻ em đều được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chú trọng bảo vệ trẻ em để không bị xâm hại; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

2. Các mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em xuống còn 5%. Giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị xâm hại. Trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được quản lý và có các biện pháp can thiệp, trợ giúp kịp thời.

- Có 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN

1. Đối tượng: Trẻ em, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

2. Phạm vi: Chương trình được thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên địa phương có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

III. NỘI DUNG

1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội

a) Mục tiêu

Có trên 90% gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em được nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em.

b) Nội dung

- Hàng năm, tổ chức các chiến dịch truyền thông về bảo vệ trẻ em theo chủ đề nhằm tạo sự quan tâm và thu hút sự tham gia của xã hội về bảo vệ trẻ em.

- Nghiên cứu, áp dụng và phát triển các chương trình, sản phẩm truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm thay đổi hành vi của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong tình hình mới.

- Tiếp tục duy trì các xã, phường, thị trấn thực hiện điểm mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (theo Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015).

- Mở rộng các hình thức truyền thông, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc trẻ em phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư. Tổ chức các hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trong trường học về kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và bản thân trẻ em.

- Xây dựng các thông điệp, chương trình trên Đài Phát thanh - Truyền hình; in các tờ rơi, tờ gấp, cẩm nang về bảo vệ trẻ em và phòng chống các hình thức xâm hại trẻ em; tuyên truyền phổ biến các gương điển hình tiên tiến, việc làm tốt của địa phương trong việc thực hiện tốt công tác bảo vệ trẻ em và quá trình chuyển đổi phương pháp tiếp cận bảo vệ trẻ em.

c) Cơ quan thực hiện

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, các đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.

2. Củng cố hệ thống tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

a) Mục tiêu

[...]