ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 131/KH-UBND
|
Lạng Sơn,
ngày 17 tháng 7 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
NÂNG CAO CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH
CHÍNH CÔNG TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2017 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Chỉ số Hiệu quả Quản trị
và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là bộ chỉ số đo lường và theo
dõi hiệu quả công tác quản trị, điều hành của hệ thống hành chính nhà nước dựa
trên trải nghiệm và cảm nhận của người dân. Chỉ số PAPI đánh giá hiệu quả
quản trị và hành chính công qua sáu nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở;
công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với nhân dân; kiểm soát tham nhũng
trong khu vực công; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công. Chỉ
số PAPI năm 2016 được công bố ngày 04/4/2017; theo đó, PAPI tỉnh Lạng Sơn năm
2016 đạt 34,6 điểm, xếp hạng thứ 51/63 tỉnh, thành phố, nằm trong Nhóm đạt điểm
thấp nhất.
Để cải thiện, nâng cao Hiệu quả
Quản trị và Hành chính công của tỉnh Lạng Sơn năm 2017, UBND tỉnh ban hành kế
hoạch như sau:
I. MỤC ĐÍCH
- YÊU CẦU
1. Mục đích
Xác định nhiệm vụ, giải pháp để
nâng cao hiệu quả công tác điều hành, quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ
công của cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh; góp phần xây dựng nền hành
chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả và phục vụ nhân dân tốt
hơn.
Nâng cao kết quả xếp hạng chỉ số
PAPI của tỉnh năm 2017 và các năm tiếp theo.
Nâng cao trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan Nhà nước, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân
trong nỗ lực cải thiện Chỉ số PAPI.
2. Yêu cầu
Việc thực hiện kế hoạch nâng cao chỉ số PAPI năm 2017 phải
thực hiện đồng bộ với Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2016-2020, Kế hoạch Cải cách hành chính năm 2017 và gắn với Chương trình hành động
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Việc nâng cao chỉ số PAPI là nhiệm vụ thường xuyên, lâu
dài, kiên trì, liên tục của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là cấp xã.
II. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP
1. Đối với nội dung “Tham
gia của người dân ở cấp cơ sở”
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trong đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn; về các nội dung, vấn đề mà người dân có quyền được biết, được
bàn, được tham gia thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đồng thời,
các cơ quan nhà nước phải triển khai thực hiện nghiêm túc và tạo điều kiện thuận
lợi để nhân dân tham gia thực hiện theo quy định;
Các ngành, các cấp tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
việc triển khai thực hiện ở cấp cơ sở; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm
quy chế dân chủ ở cơ sở.
2. Đối với nội dung “Công
khai, minh bạch”
Thực hiện quy trình điều tra, rà soát, bình xét và công nhận
đối tượng hộ nghèo hàng năm theo đúng quy định, đảm bảo đúng đối tượng theo quy
định. Công khai, minh bạch danh sách hộ nghèo tại trụ sở UBND cấp xã, thôn, khối
phố. Xử lý nghiêm những trường hợp thực hiện không đúng các quy định về chính
sách cho hộ nghèo;
Thực hiện theo đúng các quy định về công khai, minh bạch
thu chi ngân sách cấp xã. Việc công khai phải cụ thể, chi tiết, hình thức công
khai phải phù hợp, thuận tiện để người dân có thể tiếp cận và giám sát. Phát
huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, các đoàn thể quần
chúng, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; kịp thời ngăn chặn những dấu
hiệu tiêu cực, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những trường hợp
vi phạm các quy định về quản lý tài chính, tài sản công;
Thực hiện công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
chi tiết và khung giá đất hiện thời trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, của Sở
Tài nguyên và Môi trường, của UBND các huyện, thành phố và tại trụ sở UBND cấp
xã. Kịp thời cập nhật, công khai khi có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất hoặc khung giá đất. Thực hiện công khai và thông báo cụ thể về mục đích sử
dụng đất, mức giá đền bù khi thu hồi đất. Công khai kế hoạch đầu tư các dự án
trên địa bàn và kết quả xử lý các vụ việc qua giám sát ở khu dân cư.
3. Đối với nội dung “Trách
nhiệm giải trình với người dân”
Nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân của chính quyền
các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện tốt công
tác tiếp công dân, tập trung giải quyết có hiệu quả những khúc mắc, khiếu nại,
tố cáo của công dân;
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và
Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn:
Thường xuyên tập huấn để nâng cao kỹ năng, nâng cao chất lượng
hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng;
Các dự án, chương trình đầu tư trong cộng đồng phải có sự
tham gia của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng.
4. Đối với nội dung “Kiểm
soát tham nhũng trong khu vực công”
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp
luật, các văn bản có liên quan về phòng, chống tham nhũng bằng nhiều hình thức
để cán bộ, công chức, viên chức biết thực hiện và người dân giám sát việc thực
hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và nhân dân trong công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng; có chính sách và cơ chế bảo vệ người dân khi thực
hiện việc tố cáo hành vi tham nhũng. Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng và xử
lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị
do mình phụ trách. Công khai báo cáo kết quả phòng, chống tham nhũng hàng năm của
tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của
các cơ quan, đơn vị phải được đưa ra thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một
cửa liên thông, tiến tới thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
Thực hiện công khai đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp
nhận và trả kết quả và trên Cổng/Trang thông tin điện tử. Thường xuyên kiểm
tra, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả tại các cơ quan, đơn vị để kịp thời chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động.
Tổ chức khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân để
kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ. Tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong thi tuyển, thi nâng ngạch công chức trên địa bàn
tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp;
tuyển dụng công chức cấp xã, đảm bảo tuyển dụng được những người có năng lực
vào làm việc trong các cơ quan nhà nước.
5. Đối với nội dung “Thủ tục
hành chính công”
Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị
trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng
công tác rà soát các quy định, thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý; kiến
nghị cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết để giảm thời
gian và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Kịp thời cập nhật, công khai đầy đủ các
thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trên Cổng thông tin điện tử của
tỉnh, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và trên Trang thông tin điện tử của
các cơ quan, đơn vị.
- Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người
dân, tổ chức, nhất là thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: Chứng thực, xác nhận,
cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các dịch vụ
công do UBND cấp xã cung cấp… để nâng cao chất lượng phục vụ.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nhất là trách nhiệm của công chức tiếp nhận,
giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải
quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức; tăng số lượng các dịch vụ
công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4.
6. Đối với nội dung “Cung ứng
dịch vụ công”
- Nâng cao hơn nữa chất lượng cung cấp dịch vụ y tế công lập:
+ Tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế để góp
phần tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Thực hiện có hiệu quả công
tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;
+ Từng bước nâng cao chất lượng các Trạm y tế tuyến xã,
Trung tâm y tế tuyến huyện để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, khám
chữa bệnh cho người dân; bảo đảm cho mọi người dân đều được chăm sóc sức
khỏe ban đầu với chi phí thấp, hiệu quả cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội,
tạo niềm tin cho nhân dân. Đầu tư nâng cấp một số trang thiết bị hiện đại cho
các bệnh viện để phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Nâng cao trình độ chuyên
môn, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ y, bác sĩ.
- Cải thiện chất lượng giáo dục công lập:
+ Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp,
trang thiết bị dạy học cho các trường.
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về năng lực, kỹ
năng giảng dạy và phẩm chất đạo đức.
+ Thường xuyên liên hệ, trao đổi với phụ huynh học sinh về
kết quả học tập của các em học sinh.
- Tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng căn bản:
+ Nâng cấp lưới điện nhằm đảm bảo cung cấp điện phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội và điện phục vụ sinh hoạt của người dân trên địa
bàn tỉnh; tăng tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện;
+ Từng bước thực hiện nhựa hóa hoặc bê tông hóa các tuyến
đường ở nông thôn để phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất kinh doanh của nhân dân;
+ Tiếp tục thực hiện việc cung cấp nước sạch cho người dân
theo Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn;
+ Thực hiện tốt dịch vụ thu gom, xử lý rác thải, nước thải.
- Giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn khu dân cư:
+ Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các
chương trình, mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma tuý;
không để xảy ra các hoạt động theo kiểu xã hội đen và các loại tội phạm mới;
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hiện các
chương trình phối hợp hoạt động giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể trong công
tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Tiếp tục đẩy
mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện,
thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được
giao và trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này, xây dựng chương
trình, kế hoạch triển khai thực hiện tại đơn vị, địa phương mình. Định kỳ hàng
quý, 6 tháng và năm, các xã, phường, thị trấn báo cáo kết quả thực hiện về UBND
huyện/thành phố (qua Phòng Nội vụ); các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện,
thành phố báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Nội vụ theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình
thực hiện Kế hoạch này của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố;
đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức
về Chỉ số PAPI; tổ chức sơ kết, tổng kết để phân tích, đánh giá những mặt làm
được, những mặt còn hạn chế để có giải pháp khắc phục kịp thời, giúp nâng cao
Chỉ số PAPI của tỉnh trong thời gian tới, báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo kịp thời.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm
tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này tại các xã, phường, thị trấn
(triển khai Kế hoạch, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đối với UBND
các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thành phố).
4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn
và các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền,
phổ biến kế hoạch; đưa tin, bài phản ánh về kết quả triển khai thực hiện để
nhân dân biết, giám sát.
5. Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND
các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục triển
khai thực hiện tốt Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; thường
xuyên tuyên truyền, phổ biến các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị và hành
chính công, những quy định của pháp luật liên quan đến việc cung cấp dịch vụ
công trong cán bộ, công chức, viên chức để nâng cao nhận thức, nâng cao chất lượng
phục vụ nhân dân.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực
hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và
Ban Giám sát đầu tư cộng đồng để góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của
chính quyền cơ sở đối với người dân.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban,
ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tập trung thực hiện tốt Kế hoạch
này. Trong quá trình triển khai thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị
các cơ quan, đơn vị phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông
qua Sở Nội vụ) để kịp thời giải quyết./.
|
CHỦ TỊCH
Phạm Ngọc Thưởng
|