Kế hoạch 125/KH-UBND về kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022

Số hiệu 125/KH-UBND
Ngày ban hành 15/04/2022
Ngày có hiệu lực 15/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 125/KH-UBND

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022

Thực hiện Chương trình số 01/CTr-UBND ngày 17/01/2022 của UBND Thành phố về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác PCCC và CNCH trên địa bàn Thành phố năm 2022, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác PCCC và CNCH trên địa bàn Thành phố, trong đó tập trung vào các địa bàn xảy ra nhiều vụ cháy thời gian gần đây, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC và CNCH; nâng cao vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng; nâng cao ý thức, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và người dân trong công tác PCCC.

2. Thông qua công tác kiểm tra đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công an, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đối với công tác PCCC và CNCH đã ban hành trong thời gian vừa qua; đồng thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH để kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn và đề xuất các cấp có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ; xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân buông lỏng, bỏ trống địa bàn, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH.

3. Việc kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, đánh giá đúng thực trạng tình hình, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở trong công tác PCCC và CNCH.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Công tác triển khai, thực hiện Nghị Quyết, Chương trình, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công an, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về công tác PCCC và CNCH.

2. Việc thực hiện trách nhiệm của UBND các cấp theo quy định tại khoản 4 Điều 58 Luật Phòng cháy và chữa cháy; Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ.

3. Việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

4. Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của các Đoàn Thanh tra, kiểm tra (nếu có); công tác tổ chức thường trực sẵn sàng “bốn tại chỗ” về PCCC và CNCH; việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về PCCC và CNCH.

III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, HÌNH THỨC, TRÌNH TỰ KIỂM TRA

1. Đối tượng kiểm tra

a) Đối tượng kiểm tra của Đoàn liên ngành cấp Thành phố: UBND cấp huyện; Công an cấp huyện; UBND cấp xã; cơ sở thuộc Phụ lục III, Phụ lục IV, Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ (lựa chọn một số đơn vị để kiểm tra).

b) Đối tượng kiểm tra của Đoàn liên ngành Cấp huyện: 100% UBND cấp xã; cơ sở thuộc Phụ lục IV Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ (lựa chọn một số cơ sở để kiểm tra).

2. Thời gian kiểm tra: Từ 10/4/2022 - 15/10/2022.

3. Hình thức kiểm tra: Do đồng chí Trưởng Đoàn kiểm tra quyết định (kiểm tra trực tiếp theo kế hoạch; kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất; kiểm tra chéo hoặc tiến hành tự kiểm tra).

4. Trình tự kiểm tra

a) Thu thập, rà soát thông tin qua đơn vị liên quan, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị, cơ sở.

b) Kiểm tra công tác tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công qua báo cáo, hồ sơ, tài liệu các đơn vị, cơ sở cung cấp; thực tế công tác đảm bảo an toàn PCCC và CNCH tại trụ sở các đơn vị, cơ sở được kiểm tra.

c) Tổng hợp, đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện đồng thời hướng dẫn giải pháp khắc phục các tồn tại, vướng mắc.

IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an thành phố Hà Nội

a) Là Cơ quan thường trực, tham mưu UBND Thành phố thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp Thành phố.

b) Xây dựng nội quy làm việc, phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn kiểm tra; xây dựng đề cương hướng dẫn các đơn vị được kiểm tra chuẩn bị các nội dung phục vụ Đoàn kiểm tra cấp Thành phố; thông báo thời gian, địa điểm thành phần, nội dung, chương trình làm việc của Đoàn liên ngành cấp Thành phố cho các đơn vị được kiểm tra.

c) Tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả kiểm tra, tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; tham mưu UBND Thành ……………

đạo kịp thời, báo cáo, đề xuất các cấp, các ngành có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết những nội dung vượt thẩm quyền theo quy định.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ