ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1027/KH-UBND
|
Kon Tum, ngày 13
tháng 4 năm 2022
|
KẾ
HOẠCH
HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH
VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2022 CỦA TỈNH KON TUM
Triển khai thực hiện
Quyết định số 1099/QĐ-BNN-QLCL ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm,
nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022;
Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông
lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022, với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
Tiếp tục nâng cao chất
lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) và năng lực cạnh tranh các sản phẩm thực phẩm
nông thủy sản trong quá trình sản xuất và lưu thông đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh
trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp và biến đổi khí
hậu ngày càng cực đoan. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước
nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ ngộ độc thực phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN
ĐẠT
1. Ban hành kịp thời
các văn bản chỉ đạo về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an
toàn thực phẩm.
2. 100% nhiệm vụ về phổ
biến, giáo dục pháp luật và truyền thông, quảng bá chất lượng an toàn thực phẩm
được thực hiện.
3. Tỷ lệ các cơ cở sản
xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại A, B đạt 99%.
4. Tỷ lệ các cơ sở
không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP ký cam kết sản xuất thực
phẩm an toàn đạt 75%.
5. Tổ chức kiểm soát tốt
chất lượng hàng hóa vật tư nông nghiệp (VTNN), ATTP nông sản thực phẩm, phấn đấu
tỉ lệ mẫu VTNN vi phạm chất lượng < 5% số mẫu được kiểm tra, mẫu thực phẩm
vi phạm về ATTP <2% số mẫu được kiểm tra.
6. Xây dựng các chuỗi
liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
7. Các cơ sở sản xuất,
kinh doanh nông lâm thủy sản đã được giấy cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
ATTP, đã ký bản cam kết sản xuất ATTP, các đối tượng tham gia chuỗi giá trị
ngành hàng từ sản xuất, chế biến, lưu thông, buôn bán đến người tiêu dùng được
phổ biến, hướng dẫn, vận động tuân thủ quy định pháp luật về chất lượng vật tư
nông nghiệp, an toàn thực phẩm.
III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM, TRỌNG ĐIỂM
1. Tiếp tục chỉ đạo điều
hành gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn
thực phẩm nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng
cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong
bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn tiếp diễn phức tạp.
2. Tiếp tục rà soát, bổ
sung chức năng, nhiệm vụ các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trong nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh. Tham gia góp ý, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về
công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông thủy sản
theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chuyên
ngành; tích cực triển khai các Nghị quyết của Chính phủ: Số 68/NQ-CP ngày 12
tháng 5 năm 2020 về ban hành chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên
quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025; số 01/NQ-CP ngày 08 tháng
01 năm 2022 về tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an
toàn thực phẩm; số 165/NQ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 về việc tháo gỡ vướng mắc
liên quan đến cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận, kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực
nông nghiệp và phát triển nông thôn do phải thực hiện quy định về phòng, chống
dịch bệnh Covid-19.
3. Đẩy mạnh xây dựng,
nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông thủy sản an toàn; chuỗi liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, chuỗi giá trị nông sản. Xây dựng mô hình sản xuất
áp dụng chương trình quản lý tiên tiến. Phát triển sản xuất tập trung các sản
phẩm chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, thích ứng
với biến đổi khí hậu và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; thúc đẩy phát
triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn.
4. Phối hợp với các cơ
quan thông tin báo chí, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh,... tuyên truyền,
phổ biến chính sách, pháp luật quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn
thực phẩm nông lâm thủy sản; truyền thông, quảng bá các địa chỉ sản xuất, kinh
doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn.
5. Triển khai diện rộng
các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 38/2018/TT-BNNPTNT
ngày 25 tháng 12 năm 2018(1) và số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31
tháng 10 năm 2018(2) để quản lý tổng thể, toàn diện điều
kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực
phẩm trên địa bàn; chuyển mạnh sang hậu kiểm, thanh tra đột xuất, xử lý vi phạm
đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản.
6. Duy trì triển khai
các chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; kịp thời
phát hiện, cảnh báo, xử lý, tổ chức thanh tra đột xuất, xử phạt nghiêm vi phạm.
Tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn
nuôi.
7. Chủ động xử lý các
sự cố mất an toàn thực phẩm. Phối hợp với các ban, ngành kịp thời hỗ trợ doanh
nghiệp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy
sản trong bối cảnh dịch Covid-19. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị đưa
sản phẩm OCOP (Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"), sản phẩm đặc
trưng tiêu biểu vào các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và lên các sàn
thương mại điện tử.
8. Hướng dẫn, hỗ trợ
các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức lực lượng quản lý chất lượng, an toàn
thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Tổ
chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý chất lượng vật tư
nông nghiệp, an toàn thực phẩm cấp huyện, xã.
9. Đẩy mạnh cải cách
hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời
gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính của các tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh thực phẩm; đặc biệt trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm
nâng cao năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm trong các chuỗi giá trị nông sản.
(Nội
dung chi tiết và phân công tại Phụ lục kèm theo)
IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC
HIỆN:
Nguồn
kinh phí sự nghiệp nông nghiệp giao năm 2022, kinh phí từ các chương trình, đề
án, ngân sách của các huyện, thành phố và nguồn huy động xã hội hóa từ các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố
- Trên cơ sở các nội
dung, nhiệm vụ của Kế hoạch này, xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch hành
động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022 của địa
phương. Hoàn thành trong tháng 4 năm 2022.
- Thống kê, tổ chức ký
cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn, kiểm tra việc thực hiện nội dung
đã cam kết và quản lý có hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nông
lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
thuộc lĩnh vực nông nghiệp theo Thông tư số 17/2018/TT-BNN-PTNT ngày 30 tháng
10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp các
địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hành động
bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022.
- Hướng dẫn, Kiểm tra,
đôn đốc các địa phương, đơn vị có liên quan về việc tổ chức, triển khai thực hiện
kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022.
3. Sở Y tế
- Phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tổ chức hiệu quả các hoạt
động phục vụ việc truy xuất nguồn gốc, điều tra và khắc phục sự cố về an toàn
thực phẩm liên quan đến sản phẩm nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể sử dụng thực phẩm nông lâm thủy sản
tại các vùng sản xuất đã được các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát và xác
nhận sản phẩm an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp; khuyến
cáo người dân mua sản phẩm nông lâm thủy sản bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Tiếp tục duy trì đường
dây nóng để tiếp thu ý kiến phản ánh của Nhân dân về hành vi vi phạm an toàn
thực phẩm.
4. Đề nghị Cục Quản
lý thị trường tỉnh Kon Tum; Sở Công Thương
Trên cơ sở chức năng
nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch này. Phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác thanh tra, kiểm tra định
kỳ và đột xuất về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định.
5. Đề nghị Công an tỉnh
Phối hợp Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố tổ chức điều
tra, phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
6. Sở Thông tin và Truyền
thông, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Đưa tin, tuyên truyền
và phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và phối hợp các sở, ban ngành chức
năng thường xuyên đưa tin phản ánh các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm đề
Nhân dân biết, thực hiện.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh, các Đoàn thể Chính trị - Xã hội tỉnh
Phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc
chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm nông thủy sản; phát hiện việc sản
xuất kinh doanh chất cấm, sản phẩm nông thủy sản kém chất lượng để có biện pháp
ngăn chặn và xử lý kịp thời.
8. Các cơ quan đơn vị
có liên quan
Căn cứ thẩm quyền, chức
năng, nhiệm vụ được giao phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển
khai tổ chức thực hiện kế hoạch này và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
9. Các Sở, ban ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị có liên quan: Định kỳ hằng tháng (trước
ngày 18), quý, năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền báo cáo tình
hình, kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp,
báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định(3).
Trên đây là Kế hoạch
hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022 của tỉnh
Kon Tum. Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố trên cơ sở thẩm
quyền chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo theo
quy định. Trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị tổng hợp, báo
cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét./.
Nơi nhận:
-
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (b/c);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
- Các tổ chức đoàn thể Chính trị - Xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum;
- Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS;
- VP UBND tỉnh: CVP, PCVP-Nguyễn Đăng Trình;
- Lưu: VT, NNTN.NLTA.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tháp
|
PHỤ
LỤC:
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM
AN TOÀN THỰC PHẨM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN TRONG LƾNH VỰC NÔNG
NGHIỆP NĂM 2022 TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 1027/KH-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
TT
|
Nhiệm
vụ
|
Đơn
vị chủ trì
|
Đơn
vị phối hợp
|
Thời
gian thực hiện
|
1
|
Hoàn thiện cơ chế
chính sách, pháp luật và chỉ đạo điều hành
|
|
|
|
1.1
|
Tham mưu các Đề án,
văn bản chỉ đạo công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm nông
thủy sản.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các
sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố
|
Trong
năm
|
1.2
|
Tiếp tục rà soát, bổ
sung chức năng, nhiệm vụ các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
UBND
các huyện, thành phố
|
Trong
năm
|
1.3
|
Tham gia góp ý xây dựng
hệ thống tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an
toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, các cục quản lý chuyên ngành.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Cục Quản lý chuyên ngành
|
Khi
được đề nghị
|
2
|
Công tác thông tin,
truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm
|
|
|
|
2.1
|
Tổ chức tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm
nông lâm thủy sản; tăng cường truyền thông, quảng bá cho các cơ sở sản xuất
kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng,
an toàn.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
UBND
các huyện, thành phố, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
|
Trong
năm
|
2.2
|
Tập huấn, hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy
sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc phạm
vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
UBND
các huyện, thành phố
|
Trong
năm
|
2.3
|
Chủ động phối hợp với
các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng đắn,
khách quan công tác quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn thực phẩm
thuộc lĩnh vực quản lý và xây dựng các phóng sự quảng bá sản phẩm an toàn.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Đài
phát thanh và truyền hình tỉnh
|
Trong
năm
|
2.4
|
Phối hợp chặt chẽ với
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam tỉnh tuyên truyền, giám sát sản xuất, kinh doanh doanh nông sản an
toàn
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam tỉnh
|
Trong
năm
|
3
|
Công tác giám sát, kiểm
tra, thanh tra và xử lý vi phạm
|
|
|
|
3.1
|
Tổ chức giám sát an
toàn thực phẩm nông lâm thủy sản rủi ro cao, tiêu thụ nhiều nhằm kịp thời
phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp vi
phạm an toàn thực phẩm; kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật…
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
UBND
các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan
|
Trong
năm
|
3.2
|
Tổ chức kiểm tra xếp
loại, định kỳ các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm
nông lâm thủy sản theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm
2018(1)
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thanh tra xử lý vi phạm đối với
cơ sở loại C, tái kiểm tra vẫn xếp loại.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
UBND
các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan
|
Trong
năm
|
3.3
|
Triển khai thanh tra,
kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất và kế hoạch kiểm tra liên
ngành về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông thủy sản.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các
sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan
|
Trong
năm
|
3.4
|
Kiểm tra chất lượng,
ATTP nông thủy sản hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm"
năm 2022; Kiểm tra ATTP dịp tết Nguyên Đán 2023.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
UBND
các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan
|
Trong
năm
|
3.5
|
Thanh tra, kiểm tra
cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thú y, thức ăn gia súc gia cầm thủy sản
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
UBND
các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan
|
Trong
năm
|
3.6
|
Thống kê, tổ chức cho
các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn, kiểm tra việc thực hiện nội
dung đã cam kết theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018(2)
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
|
UBND
các huyện, thành phố
|
Các
xã (phường), thị trấn trên địa bàn các huyện (thành phố), các cá nhân có liên
quan
|
Trong
năm
|
4
|
Phát triển thực phẩm
nông thủy sản an toàn
|
|
|
|
4.1
|
Đẩy mạnh xây dựng,
nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông thủy sản an toàn; chuỗi liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, chuỗi giá trị nông sản. Xây dựng Mô hình
sản xuất áp dụng chương trình quản lý tiên tiến
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
UBND
các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan
|
Trong
năm
|
4.2
|
Xây dựng, phát triển
sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, chuẩn hóa sản phẩm về quy
cách, đóng gói, bao bì, truy xuất nguồn gốc, thương hiệu được UBND tỉnh công
nhận.
|
UBND
các huyện, thành phố
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan
|
Trong
năm
|
5
|
Tổ chức lực lượng,
nâng cao năng lực
|
|
|
|
5.1
|
Cử công chức tham gia
các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp,
an toàn thực phẩm nông thủy sản đảm bảo đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện
nhiệm vụ áp ứng yêu cầu tình hình mới.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ và
các đơn vị liên quan
|
Trong
năm
|
5.2
|
Tổ chức tập huấn, hướng
dẫn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an
toàn thực phẩm các cấp huyện, xã.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
UBND
các huyện, TP và các đơn vị có liên quan.
|
Trong
năm
|
5.3
|
Đẩy mạnh cải cách
hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm
tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính các tổ chức, cá nhân
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở
Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum
|
Trong
năm
|
(1)
Quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông,
lâm, thủy sản đủ điề u kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(2)
Quy định phương thức quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở
sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
(3)
Định kỳ hằng tháng (trước ngày 20), quý, năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền.
(1)
Quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông,
lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
(2)
Quy định phương thức quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở
sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.