Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2017 phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghiệp đến năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 09/KH-UBND
Ngày ban hành 16/01/2017
Ngày có hiệu lực 16/01/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 2458/QĐ-BCT ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương điều chỉnh quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công thương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Căn cứ Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2020;

Căn cứ Quyết định s2853/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đán điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch s195/KH-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 -2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghiệp đến năm 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp cho lĩnh vực công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

- Ưu tiên phát triển nhân lực các ngành công nghiệp thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của tỉnh đến năm 2020: chế biến nông lâm thủy hải sản, thực phẩm và đồ uống; dệt may và công nghiệp hỗ trợ dệt may; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp điện, điện tử và tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu dùng.

2. Mục tiêu cụ thể:

Tăng tỷ lệ nhân lực qua đào tạo các cấp trình độ trong lĩnh vực công nghiệp đến năm 2020 đạt trên 85,3%.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2010

Tổng nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp tăng từ mức 120.266 người năm 2015 lên 166.900 người vào năm 2020.

1. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 4.680 người, tăng thêm 1.200 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 200 người; Cao đẳng và cao đng chuyên nghiệp: 100 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 300 người; Sơ cấp nghề và qua đào tạo: 600 người.

2. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:

a) Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, đung:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 30.200 người, tăng thêm 9.100 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 900 người; Cao đẳng và cao đẳng chuyên nghiệp: 1.600 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 1.800 người; Sơ cấp nghề và qua đào tạo: 4.800 người.

b) Ngành dệt may và công nghiệp hỗ trợ dệt may:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 48.000 người, tăng thêm 18.000 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 1.500 người; Cao đẳng và cao đẳng chuyên nghiệp: 1.300 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 4.400 người; Sơ cp nghề và qua đào tạo: 10.800 người.

c) Ngành Công nghệ cao, công nghệ thông tin và điện tử:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 6.500 người, tăng thêm 2.900 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 700 người; Cao đẳng và cao đẳng chuyên nghiệp: 500 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 1.400 người; Sơ cấp nghề và qua đào tạo: 300 người.

d) Ngành Hóa chất và dưc phẩm:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 5.000 người, tăng thêm 2.200 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 500 người; Cao đẳng và cao đẳng chuyên nghiệp: 400 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 1.200 người; Sơ cấp nghề và qua đào tạo: 100 người.

đ) Ngành Cơ khí và luyện kim:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 10.500 người, tăng thêm 2.500 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 300 người; Cao đẳng và cao đẳng chuyên nghiệp: 400 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 800 người; Sơ cấp nghề và qua đào tạo: 1.000 người.

[...]