Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 23/KH-UBND
Ngày ban hành 14/03/2017
Ngày có hiệu lực 14/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 14 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 06-NQ/TU NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2016 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 28/12/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 06-NQ/TU), UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh; đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn cao, có khả năng vận dụng, áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn đạt hiệu quả, chất lượng cao.

Phấn đấu đến năm 2030, chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo đạt mức trung bình khá so với cả nước. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II; đội ngũ giảng viên, giáo viên, chuyên viên đầu ngành, cán bộ kỹ thuật, công nhân có trình độ cao, cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh giỏi và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

Các ngành, các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ; căn cứ Nghị quyết số 06- NQ/TU, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo điều hành, phối hợp chặt chẽ, huy động được các nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết số 06-NQ/TU, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước.

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng hệ thống dự báo thông tin nhu cầu nhân lực của tỉnh cũng như của từng ngành, lĩnh vực để có hướng quy hoạch, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

2. Xem xét điều chỉnh, hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân tài. Tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ cao, chuyên sâu, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực được ưu tiên phát triển của tỉnh. Xây dựng hình thức thuê chuyên gia giỏi của lĩnh vực trọng yếu để có bước đột phá. Có kế hoạch và chính sách hỗ trợ cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực đi đào tạo ở các nước phát triển. Đồng thời có chính sách hợp lý để giải quyết số cán bộ, công chức, viên chức không đạt tiêu chuẩn theo quy định.

3. Đổi mới công tác thi tuyn, xét tuyn cán bộ, công chức, viên chức. Cán bộ, công chức, viên chức phải đảm bảo đủ chuẩn trước khi tuyển dụng, bổ nhiệm; gắn đào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sử dụng lâu dài. Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất và năng lực, có trình độ quản lý tiên tiến, có phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, có khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, chú ý xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Từng bước thực hiện thi tuyn một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện, thành phố để tăng tính cạnh tranh và tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có cơ hội cống hiến nhiều hơn.

4. Tổ chức tuyên truyền, định hướng, động viên khuyến khích học sinh đến trường đúng độ tuổi, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học; thực hiện có hiệu quả chương trình phổ cập giáo dục để giảm tối đa tỷ lệ mù chữ ở nông thôn; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về học nghề để tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống; nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp, phân luồng, tư vấn học nghề, việc làm miễn phí để học sinh chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp, thiết thực.

5. Nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm; mở rộng phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề ở cấp huyện. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị cơ sở để từng bước đáp ứng công tác bảo vệ, chăm sóc sức, nâng cao sức khỏe nhân dân; phát triển văn hóa, thdục thể thao, văn nghệ nâng cao đời sống tinh thần. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo, dạy nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn. Có chính sách ưu tiên học nghề cho từng đối tượng. Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở vật chất để đào tạo, dạy nghề cho người lao động phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, địa phương và sử dụng nguồn kinh phí của doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về phát triển nguồn nhân lực

- Quán triệt quan điểm con người là nền tảng, yếu tố quyết định trong phát triển bền vững kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh; tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức đối với các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội trong phát triển nguồn nhân lực.

- Huy động cả hệ thống chính trị trong việc quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cấp bách và lâu dài để phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục thuyết phục cán bộ, công chức, viên chức, người dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng về phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.

2. Thực hiện công tác quy hoạch về phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội

Các Sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị của tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, rà soát tình trạng hiện tại và định hướng tương lai của đơn vị để đưa ra dự báo thông tin nhu cầu đơn vị của ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Gửi dự báo thông tin nhu cầu nhân lực về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và xây dựng hệ thống dự báo thông tin nhu cầu nhân lực của tỉnh.

3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh việc phân cấp, thực hiện quyền tự chủ, nghĩa vụ trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nhân lực. Tách bạch và phân định rõ việc quản lý, sử dụng nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đổi mới công tác đào tạo và chính sách sử dụng cán bộ công chức, viên chức: Thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu nhân lực ở địa phương, đơn vị; áp dụng các chương trình bồi dưỡng công chức hành chính tiên tiến; xây dựng hệ thống chức danh vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức, quy định rõ và cụ thể về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ gắn với trách nhiệm, quyền lợi; tăng cường đạo đức công vụ và kỷ cương, kỷ luật công tác.

- Hàng năm thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ cấp xã, phường, thị trấn. Chú ý đào tạo, tuyển chọn và chuẩn hóa cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn, nhằm đổi mới về chất của nguồn nhân lực.

- Các đơn vị sử dụng lao động cần đổi mới phương pháp tuyển dụng theo tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ, sức khỏe, độ tuổi với vị trí việc làm và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sử dụng và bồi dưỡng lao động. Nâng cao tính chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, xem công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị.

- Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi trong rèn luyện, chăm sóc sức khỏe để cải thiện tốt thể lực của nhân dân.

[...]