Thứ 6, Ngày 08/11/2024

Công văn 4200/BHXH-PC năm 2021 hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 4200/BHXH-PC
Ngày ban hành 17/12/2021
Ngày có hiệu lực 17/12/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Đào Việt Ánh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4200/BHXH-PC
V/v hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2021

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nhằm nâng cao chất lượng công tác pháp chế của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH Việt Nam hướng BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh) các nội dung công tác pháp chế như sau:

A. CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP CHẾ

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;

- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20/6/2012;

- Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;

- Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;

- Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định

chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP;

- Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư;

- Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam;

- Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP;

- Thông tư số 16/2018/TT-BTP ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật;

- Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ- CP.

B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP CHẾ

I. Thẩm định dự thảo văn bản

1. Mục đích

Thẩm định dự thảo văn bản nhằm đảm bảo tính hợp pháp, tính khả thi, tính thống nhất của văn bản; đảm bảo tuân thủ trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản theo quy định.

2. Văn bản thuộc đối tượng thẩm định

Các văn bản do Lãnh đạo BHXH tỉnh ký, bao gồm:

a) Các quy chế, văn bản phối hợp liên ngành; các quy định, quy chế nội bộ.

b) Văn bản triển khai, tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của BHXH Việt Nam.

c) Các văn bản cá biệt sau:

- Văn bản liên quan đến vụ việc đã có bản án, quyết định của Tòa án;

- Văn bản liên quan đến việc tham gia tố tụng của cơ quan BHXH. d) Các văn bản khác do Lãnh đạo BHXH tỉnh trực tiếp giao.

3. Thời hạn thẩm định văn bản

- Văn bản quy định tại điểm a khoản 2 Mục I: thời hạn thẩm định không quá 05 ngày làm việc.

[...]