Công văn 4073/BGDĐT-PC năm 2018 hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2018-2019 về công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 4073/BGDĐT-PC
Ngày ban hành 07/09/2018
Ngày có hiệu lực 07/09/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phạm Mạnh Hùng
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4073/BGDĐT-PC
V/v: hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2018-2019 về công tác pháp chế

Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2018

 

Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo

Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (Nghị định số 55/2011/NĐ-CP) và Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2018-2019 về công tác pháp chế như sau:

I. NHIỆM VỤ CHUNG

1. Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế, đội ngũ những người làm công tác pháp chế tại các sở giáo dục và đào tạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

2. Tổ chức lấy ý kiến dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

3. Thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về giáo dục và đào tạo để kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

4. Tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Ngoài việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, các sở giáo dục và đào tạo tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Kiện toàn tổ chức pháp chế

a) Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác pháp chế của phòng pháp chế tại các sở giáo dục và đào tạo. Trường hợp không thành lập phòng pháp chế có thể gộp nhiệm vụ pháp chế với phòng chức năng khác nhưng vẫn đảm bảo tên gọi, tổ chức và hoạt động phù hợp với yêu cầu công tác pháp chế của địa phương theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và Công văn số 5592/VPCP-TCCV ngày 17/7/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của phòng pháp chế tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh;

b) Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế nhằm nâng cao chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế tại địa phương.

2. Về công tác xây dựng VBQPPL

a) Lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh trong lĩnh vực giáo dục; chủ trì soạn thảo hoặc cử cán bộ, công chức tham gia soạn thảo các VBQPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh liên quan đến lĩnh vực giáo dục ở địa phương; tham gia góp ý đối với dự thảo VBQPPL do các đơn vị khác soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 24/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định số 34/2016/NĐ-CP);

b) Tổ chức góp ý, lấy ý kiến dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành luật và báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu, kế hoạch của Bộ;

c) Tham gia xây dựng, góp ý dự thảo các VBQPPL liên quan đến giáo dục khi được gửi lấy ý kiến.

3. Về công tác kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa VBQPPL

a) Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết và phối hợp với ban pháp chế, sở tư pháp giúp HĐND, UBND cấp tỉnh trong công tác tự kiểm tra xử lý VBQPPL trong lĩnh vực giáo dục do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành. Thực hiện tự kiểm tra, xử lý văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật do mình ban hành;

b) Chủ trì, phối hợp với ban pháp chế HĐND, Giám đốc sở tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa VBQPPL trong lĩnh vực giáo dục do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành. Kiến nghị HĐND, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định kết quả rà soát, hệ thống hóa VBQPPL về giáo dục theo quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;

c) Thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục kỳ 2014-2018 theo quy định và gửi kết quả cho Sở Tư pháp để tổng hợp;

d) Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả kiểm tra, xử lý VBQPPL có liên quan đến lĩnh vực giáo dục.

4. Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021 và Quyết định số 228/QĐ-BGDĐT ngày 18/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018 của ngành giáo dục.

Trong đó, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần bám sát các nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành giáo dục, gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tập trung tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển, đảo; chú trọng tập huấn bồi dưỡng hoặc lồng ghép nội dung cập nhật kiến thức, phổ biến văn bản pháp luật về biển, đảo bằng hình thức phù hợp đối với giáo viên giảng dạy các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học; giảng viên giảng dạy môn giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, ở các khoa, tổ bộ môn trong các cơ sở giáo dục tự chủ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Tuyên truyền, phổ biến Luật tiếp cận thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; thực hiện các biện pháp phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức nhà giáo, người học, phụ huynh học sinh... trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin;

b) Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục, ngành tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

5. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra thực hiện pháp luật

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ