Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2017 Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 705/QĐ-TTg
Ngày ban hành 25/05/2017
Ngày có hiệu lực 25/05/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 705/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2017 - 2021

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIM

1. Thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đổi mới, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, gn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống.

2. Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; khuyến khích, tạo điều kiện và huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia; đề cao trách nhiệm và từng bước hình thành thói quen chủ động học tập, tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân; gắn kết chặt chẽ với hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; chú trọng các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội.

3. Bảo đảm tính khả thi, kế thừa, phát triển, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, hướng về cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu xã hội để tạo đng thuận trong thực hiện.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sng và làm việc theo pháp luật trong toàn xã hội; đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đảm bảo 100% bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đều tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi các văn bản quy phạm pháp luật trước và sau khi được ban hành liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật.

- Phấn đấu 90% - 100% các chương trình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc cho cán bộ, công chức, viên chức có nội dung phổ biến, cập nhật thông tin về chính sách pháp luật mới ban hành được tổ chức định kỳ hàng năm theo quy định của pháp luật.

- Phấn đấu hàng năm có từ 80% trở lên báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng viên dạy môn pháp luật được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu nhiệm vụ.

- Phn đấu 100% các nhà trường đều triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, có giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân và môn pháp luật theo quy định.

- Phấn đấu từ 70% - 90% đối tượng đặc thù được phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên biệt theo quy định của pháp luật.

- Khuyến khích, huy động các tổ chức tư vấn pháp luật, tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thực hiện tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí cho Nhân dân; khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo chí xây dựng, duy trì chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; phấn đấu hu hết các cơ quan, tổ chức, đơn vị đều lồng ghép, kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

- Bảo đảm triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm mới, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn và nhu cầu của Nhân dân, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông.

III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YU

1. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và nhiệm vụ chính trị được giao.

[...]