Kính gửi: Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày
19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương
trình mục tiêu quốc gia, Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022, Chỉ
thị số 21/CT-TTg ngày 10/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Văn bản số 4456/BKHĐT-TH ngày
13/06/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn đánh giá thực hiện Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm 2024, Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm
2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình), Ủy ban Dân tộc hướng dẫn
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
đánh giá thực hiện kế hoạch năm 2022, dự kiến kế hoạch năm 2023 của Chương
trình, cụ thể như sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC
HIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ ƯỚC THỰC
HIỆN CẢ NĂM 2023
1. Đánh giá công tác quản
lý chương trình trong năm thực hiện gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ
chức thực hiện chương trình; công tác điều phối, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực
hiện; hoạt động truyền thông,
thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế
độ giám sát của cơ quan dân cử.
2. Tình hình huy động,
phân bổ và sử dụng nguồn vốn; việc thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung
thành phần của Chương trình
Tình hình phân bổ, giao kế hoạch đầu tư
công trung hạn vốn NSTW, NSĐP năm 2023 (gồm cả số kinh phí
năm 2022 chuyển nguồn sang thực hiện năm 2023) cho các dự án
thuộc Chương trình; khối lượng hoàn thành và tiến độ giải ngân nguồn vốn NSTW
được giao thực hiện Chương trình năm 2022, 2023 tại các Quyết định số
653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 về việc giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực
hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia, số 1506/QĐ-TTg ngày 02/12/2022 việc
giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, số 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 của Thủ
tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 (Tính đến hết tháng
30/6/2023, ước thực hiện đến ngày 31/12/2023).
3. Mức độ đạt được kết quả
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ so với kế hoạch hằng năm, giai đoạn 5 năm được cấp
có thẩm quyền giao.
4. Tồn tại, vướng mắc phát
sinh và nguyên nhân.
II. VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
NĂM 2024, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 3 NĂM 2024-2026
Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày
10/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, Ủy ban Dân tộc đề nghị các UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nghiên cứu, xây dựng kế hoạch
và dự kiến nhu cầu vốn NSTW (bao gồm vốn sự nghiệp, vốn đầu tư), khả năng bố trí vốn đối ứng từ ngân
sách địa phương và huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để thực hiện trong
năm 2024 và năm 2025, 2026, cụ thể như sau:
1. Xây dựng kế hoạch
năm 2024
a) Mục tiêu
- Dự kiến mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ
thể kế hoạch năm 2024 theo từng dự án, tiểu dự án, dự án thành phần;
- Dự kiến chỉ tiêu mục tiêu cụ thể thực
hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần và Chương trình.
b) Dự kiến kinh phí thực hiện: Căn cứ
Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, Quyết định 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của
Thủ tướng Chính phủ, các chỉ tiêu mục tiêu, dự kiến kế hoạch nêu trên, UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất nhu cầu kinh phí tương ứng để thực hiện
trong năm 2024, trong đó, kinh phí thực hiện phải đảm bảo phù hợp với các dự
án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình phù hợp với tiến độ, nhu cầu
thực hiện và khả năng giải ngân của từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần.
(Chi tiết theo Phụ lục số I, II, III gửi
kèm)
2. Xây dựng kế hoạch
tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2024-2026
a) Căn cứ mục tiêu, dự kiến kế hoạch nêu
trên, đề xuất nhu cầu kinh phí tương ứng để thực hiện trong năm 2024 và năm
2025, 2026 trong đó, kinh phí thực hiện phải đảm bảo phù hợp với các dự án, tiểu
dự án, nội dung thành phần của Chương trình phù hợp với tiến độ thực hiện và giải
ngân của từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần.
b) Khả năng bố trí vốn đối ứng từ ngân
sách địa phương; huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách đầu tư thực hiện Chương
trình năm 2024 và
năm
2025, 2026 (tín dụng, doanh nghiệp, huy động người dân và cộng đồng đóng góp).
3. Đề xuất nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu để thực hiện
a) Tập trung đề xuất về nội dung nhiệm vụ,
giải pháp trọng tâm thực hiện, đặc biệt là những nội dung, giải pháp hỗ trợ để tiếp tục
nâng cao chất lượng, đảm bảo tính bền vững của Chương trình.
b) Đề xuất giải pháp về quản lý, theo dõi, giám sát, cơ chế
phân bổ vốn ngân sách nhà nước, huy động nguồn lực, cơ chế đầu tư, cơ chế tài
chính, cơ chế hỗ trợ và cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án khác trên cùng
địa bàn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, cơ chế đặc thù
riêng (nếu có).
Đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương triển khai các nội dung nêu trên, gửi Báo cáo về Ủy ban Dân tộc (qua
Văn phòng Điều phối Chương trình mục
tiêu quốc gia DTTS&MN: Địa chỉ số 349 Đội Cấn, Ba Đình, Hà
Nội, thư điện tử: chuongtrinhmtqg3@.cema.gov.vn), đồng gửi
cho các bộ, cơ quan trung ương chủ trì các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần
của Chương trình trước ngày 10/7/2023 để tổng hợp chung trong
kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2024 của cả nước gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan
thanh tra, kiểm toán về tính chính xác và thống nhất về thông tin, số liệu, nội
dung báo cáo, nhu cầu vốn của các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần; chịu
trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp báo cáo gửi chậm so với
thời gian quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường
hợp có khó khăn, vướng mắc, đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
phản ánh kịp thời về Ủy ban Dân tộc để phối hợp xử lý theo quy định./.
(Thông tin chi tiết xin liên hệ: Đ/c
Phùng Quốc Huy, Văn phòng Điều phối CTMTQG, sđt: 0986.622.469).
Nơi nhận:
-
Như trên;
-
Các đ/c TT, PCN UBDT;
-
Cơ quan công tác dân tộc các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
-
Cổng TTĐT UBDT;
-
Lưu: VT, CTMTQG (02).
|
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
Hầu A Lềnh
|
Mã Qrcode tải file văn bản
PHỤ
LỤC I
ĐỀ
CƯƠNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
DTTS&MN 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN CẢ NĂM 2023 VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NĂM
2024-2026
(Kèm
theo Công văn số 1099/UBDT-CTMTQG ngày 28 tháng 6 năm
2023 của Ủy ban Dân tộc)
I. ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA DTTS&MN 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ ƯỚC
THỰC HIỆN CẢ NĂM 2023
1. Công tác quản
lý, điều hành thực hiện chương trình
1.1. Ban hành các cơ chế, chính sách và
văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình
a) Kết quả ban hành các văn bản hướng dẫn,
cụ thể hóa các cơ chế, chính sách và quy định của Trung ương.
b) Kết quả ban hành các cơ chế, chính
sách đặc thù của địa phương, trong đó, làm rõ những cơ chế, chính sách có tính
chất đột phá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của Chương trình; những khó
khăn, vướng mắc cần phải khắc phục trong quá trình triển khai thực hiện.
1.2. Công tác chỉ đạo, điều hành, triển
khai thực hiện Chương trình
- Công tác kiện toàn hệ thống bộ máy chỉ
đạo thực hiện Chương trình các cấp (tỉnh, huyện, xã).
- Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các
ngành trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình
- Cơ chế phân cấp quản lý, trao quyền
cho địa phương, cơ sở và người dân thực hiện Chương trình
- Cơ chế huy động, phân bổ, sử dụng, lồng
ghép nguồn lực
- Lập kế hoạch, giao kế hoạch thực hiện Chương
trình
- Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt, thực
hiện, giải ngân, nghiệm thu, thanh quyết toán các dự án, hoạt động thuộc Chương
trình
- Thông tin, truyền thông, vận động
- Nâng cao năng lực cho các chủ đầu tư,
cán bộ các cấp, cộng đồng, người dân.
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá thực hiện
Chương trình
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, hạn chế về công tác
chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện Chương trình.
1.3. Công tác quản lý, sử dụng vốn ngân
sách trung ương, địa phương và huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia DTTS&MN (Phụ lục III kèm theo).
a) Kết quả phân bổ, giao kế hoạch đầu tư
công trung hạn vốn NSTW, NSĐP năm 2023 cho các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc
Chương trình.
b) Khối lượng hoàn thành và tiến độ giải
ngân kế hoạch vốn NSTW được giao tính đến ngày 30/6/2023 và ước thực hiện đến
ngày 31/12/2023.
c) Kết quả bố trí nguồn vốn ngân sách địa
phương để thực hiện Chương trình (đối với các địa phương tự cân đối ngân sách, sử
dụng ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia DTTS&MN).
d) Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình
năm 2023, bao
gồm:
- Nguồn cân đối bố trí từ NSNN (nguồn
hỗ trợ từ NSTW, nguồn vốn đối ứng từ NSĐP);
- Nguồn vốn tín dụng;
- Nguồn huy động khác (bao gồm cả hiện
vật, sức lao động của người dân tham gia được quy đổi ra tiền).
2. Kết quả thực
hiện các mục tiêu, chỉ tiêu; nội dung của Chương trình (Phụ lục II và
Phụ lục III kèm theo)
a) Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ
tiêu chủ yếu của Chương
trình
- Đánh giá tiến độ thực hiện các mục
tiêu cụ thể, các chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình (so với các chỉ tiêu, mục
tiêu của Chương trình tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg, Quyết định số 652/QĐ-TTg
ngày 28/5/2022; các nghị quyết, đề án, kế hoạch của tỉnh, thành phố). (Tính đến hết
30/6/2023, ước thực hiện đến hết 31/12/2023)
- Những chỉ tiêu chủ yếu đã đạt kế hoạch
đề ra trong năm 2023.
- Những chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt kế hoạch đề ra
trong năm 2023.
- Phân tích các nguyên nhân, yếu tố ảnh
hưởng, các bài học, kinh nghiệm tốt, cách làm hay, các khó khăn, hạn chế của địa
phương.
b) Kết quả thực hiện các dự án, tiểu dự
án, nội dung hoạt động của Chương trình
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày
14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 01/2022/TT-UBDT ngày 26 tháng 5
năm 2022 của Ủy ban Dân tộc quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi
giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, đề nghị đánh giá kết
quả thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động của Chương trình, trong đó, với
nội dung, tiểu dự án trong từng Dự án đề nghị nêu kết quả đạt được đến hết ngày 30/6/2022, dự
kiến khả năng hoàn thành mục tiêu đến hết ngày 31/12/2023. Báo cáo tình hình thực
hiện đối với mồi dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động của Chương trình nội
dung như sau:
- Bố trí, huy động, phân bổ và sử dụng
nguồn lực: ngân sách Trung ương (vốn đầu
tư phát triển, vốn sự nghiệp); ngân sách địa phương (vốn đối ứng: vốn đầu tư phát triển,
vốn sự nghiệp); vốn lồng ghép; huy động khác (theo các nguồn: tín dụng; huy động
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; đóng góp của người dân, cộng đồng; hợp tác quốc
tế, dự án tài trợ nếu có) cho từng dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động của Chương
trình.
- Tiến độ, kết quả thực hiện dự án, tiểu
dự án, nội dung hoạt động (nêu các chỉ số kết quả chính, chỉ tiêu, mục tiêu đã
đạt được).
- Những thành tựu nổi bật, thay đổi tích
cực trong kỳ báo cáo, so sánh với các kỳ báo cáo trước.
- Những kinh nghiệm tốt, cách làm hay,
mô hình thành công, gương điển hình.
- Tình hình lồng ghép giới, thực hiện
bình đẳng giới.
- Những khó khăn, vướng mắc về cơ chế
chính sách, hướng dẫn thực hiện; các hạn chế, yếu tố ảnh hưởng và rủi ro trong điều kiện
thực tế tại địa phương. Nguyên nhân và hệ quả.
(Chi tiết theo khoản 3 mục I mẫu số
3.1-Phụ lục số 03 Thông tư
01/2022/TT-UBDT ngày 26 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban Dân tộc; Phụ lục II và Phụ lục III kèm theo)
c) Kết quả thực hiện các chương trình, đề
án đặc thù của địa phương trong xây dựng Chương trình.
3. Đánh giá kết
quả chung đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cần khắc phục.
II. DỰ KIẾN KẾ
HOẠCH VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2024-2026
Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày
10/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, Ủy ban Dân tộc đề nghị các UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và dự kiến
nhu cầu vốn NSTW, khả năng bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương và huy động
các nguồn lực ngoài ngân sách để thực hiện trong năm 2024 và năm 2025, 2026, cụ
thể như sau:
1. Dự kiến mục
tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể kế hoạch năm 2024 theo từng nội dung, dự án
thành phần của Chương trình (theo Phụ lục II kèm theo)
2. Dự kiến nguồn
lực và khả năng huy động nguồn lực thực hiện Chương trình năm 2024 và năm 2025, 2026 (theo Phụ lục III kèm theo)
a) Căn cứ mục tiêu, dự kiến kế hoạch nêu
trên, đề xuất nhu cầu kinh phí tương ứng để thực hiện trong năm 2023, trong đó,
kinh phí thực hiện phải đảm bảo phù hợp với các dự án, tiểu dự án, nội dung
thành phần của Chương trình MTQG PTKTXH vùng đồng bào DTTS&MN, phù hợp
với tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn và khả năng giải ngân của từng dự án, tiểu dự án, nội
dung thành phần.
b) Khả năng bố trí vốn đối ứng từ ngân sách
địa phương; huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách đầu tư thực hiện Chương
trình năm 2023 (tín dụng, doanh nghiệp, huy động người dân và cộng đồng đóng
góp).
3. Đề xuất nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện
a) Tập trung đề xuất về nội dung nhiệm vụ,
giải pháp trọng tâm thực hiện, đặc biệt là những nội dung, giải pháp hỗ trợ để
tiếp tục nâng cao chất lượng, đảm bảo tính bền vững của Chương trình.
b) Đề xuất giải pháp về quản lý, theo
dõi, giám sát, cơ chế phân bổ vốn ngân sách nhà nước, huy động nguồn lực, cơ chế
đầu tư, cơ chế tài chính, cơ chế
hỗ trợ và cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án khác trên cùng
địa bàn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, cơ chế đặc thù riêng (nếu có).
III. ĐỀ XUẤT KIẾN
NGHỊ KHÁC (nếu có)./.
I.
DANH SÁCH CÁC TỈNH
TT
|
UBND tỉnh,
thành phố
|
Cơ quan Công
tác dân tộc tỉnh, thành phố
|
1.
|
Hà Nội
|
Ban Dân tộc Thành phố Hà Nội
|
2.
|
Hà Giang
|
Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang
|
3.
|
Cao Bằng
|
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng
|
4.
|
Bắc Kạn
|
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn
|
5.
|
Tuyên Quang
|
Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang
|
6.
|
Lào Cai
|
Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai
|
7.
|
Điện Biên
|
Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên
|
8.
|
Lai Châu
|
Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu
|
9.
|
Sơn La
|
Ban Dân tộc tỉnh Sơn La
|
10.
|
Yên Bái
|
Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái
|
11.
|
Hoà Bình
|
Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình
|
12.
|
Thái Nguyên
|
Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên
|
13
|
Lạng Sơn
|
Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn
|
14.
|
Quảng Ninh
|
Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh
|
15.
|
Bắc Giang
|
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang
|
16.
|
Phú Thọ
|
Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ
|
17.
|
Vĩnh Phúc
|
Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc
|
18.
|
Ninh Bình
|
Văn phòng UBND tỉnh Ninh Bình
|
19.
|
Thanh Hoá
|
Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hoá
|
20.
|
Nghệ An
|
Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An
|
21.
|
Hà Tĩnh
|
Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh
|
22.
|
Quảng Bình
|
Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình
|
23.
|
Quảng Trị
|
Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị
|
24.
|
Thừa Thiên Huế
|
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế
|
25
|
Quảng Nam
|
Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam
|
26.
|
Quảng Ngãi
|
Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi
|
27.
|
Bình Định
|
Ban Dân tộc tỉnh Bình Định
|
28.
|
Phú Yên
|
Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên
|
29.
|
Khánh Hoà
|
Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hoà
|
30.
|
Ninh Thuận
|
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận
|
31.
|
Bình Thuận
|
Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận
|
32.
|
Kon Tum
|
Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum
|
33.
|
Gia Lai
|
Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai
|
34.
|
Đắk Lắk
|
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk
|
35.
|
Đắk Nông
|
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông
|
36.
|
Lâm Đồng
|
Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng
|
37.
|
Bình Phước
|
Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước
|
38.
|
Tây Ninh
|
Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh
|
39.
|
Đồng Nai
|
Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai
|
40.
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
Ban Dân tộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
|
41.
|
Trà Vinh
|
Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh
|
42.
|
Vĩnh Long
|
Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long
|
43.
|
An Giang
|
Ban Dân tộc tỉnh An Giang
|
44.
|
Kiên Giang
|
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang
|
45.
|
Cần Thơ
|
Ban Dân tộc thành phố Cần Thơ
|
46.
|
Hậu Giang
|
Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang
|
47.
|
Sóc Trăng
|
Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng
|
48.
|
Bạc Liêu
|
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu
|
49.
|
Cà Mau
|
Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau
|