Chương trình 5196/CTr-BLĐTBXH-BTP năm 2017 về phối hợp thực hiện công tác pháp luật giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp giai đoạn 2018 - 2022

Số hiệu 5196/CTr-BLĐTBXH-BTP
Ngày ban hành 11/12/2017
Ngày có hiệu lực 11/12/2017
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,Bộ Tư pháp
Người ký Đào Ngọc Dung,Lê Thành Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI - BỘ TƯ PHÁP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5196/CTr-BLĐTBXH-BTP

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2017

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP LUẬT GIỮA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ BỘ TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2018 - 2022

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư nháp;

Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế,

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp thng nhất xây dựng Chương trình phối hợp thực hiện công tác pháp luật giai đoạn 2018-2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là hai Bộ) trong việc thực hiện công tác pháp luật nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác pháp luật của Ngành lao động, thương binh và xã hội.

b) Hoàn thiện thchế, xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế, đội ngũ những người làm công tác pháp chế tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

c) Chương trình phối hợp là căn cứ đ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch cụ thể hng năm theo chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ và chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ công tác pháp luật.

2. Yêu cầu

a) Hoạt động phối hợp đúng chức năng, nhiệm vụ của hai Bên, được thực hiện thường xuyên, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh phô trương, hình thức.

b) Định kỳ kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình phối hợp, kịp thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

II. NỘI DUNG PHỐI HỢP

Chương trình này quy định việc phối hợp thực hiện công tác pháp luật giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp giai đoạn 2018-2022.

Trong giai đoạn 2018-2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp tăng cường phối hợp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung nhiệm vụ sau:

1. Công tác xây dựng pháp luật

1.1. Về công tác lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

a) Hai Bộ phối hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham gia ý kiến trong quá trình lập đề nghị, chỉnh lý, tham định và thông qua đề nghị xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tham gia ý kiến vào hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, cử cán bộ tham gia hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành về đánh giá tác động xã hội và tác động về giới của chính sách.

1.2. Về công tác soạn thảo, góp ý, thm định văn bản quy phạm pháp luật

a) Hai Bộ phối hợp trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp, có ý kiến khác nhau, hai Bộ phối hợp thống nht đ bảo đảm chất lượng và tiến độ của văn bản và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

b) Hai Bộ cử công chức, viên chức tham gia thành viên Ban soạn thảo, T biên tập đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các bên chủ trì soạn thảo và tham gia các cuộc họp đúng thành phần.

c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cử cán bộ đúng thành phần tham gia hội đồng thẩm định, hội đồng tư vấn thẩm định đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

1.3. Công tác pháp luật quốc tế

Hai Bộ phối hợp thực hiện công tác đàm phán, ký kết, phê chuẩn, gia nhập hoặc trao đi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, tập trung vào một số công việc trọng tâm, bao gồm:

[...]