Chỉ thị 31/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện các chế độ, chính sách đảm bảo an sinh xã hội năm 2022 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 31/CT-UBND
Ngày ban hành 31/12/2021
Ngày có hiệu lực 31/12/2021
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/CT-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI NĂM 2022

Triển khai thực hiện những giải pháp chủ yếu để thực hiện có kết quả mục tiêu, nhiệm vụ về an sinh xã hội theo Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Tỉnh ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Nghị quyết số 41/2021/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2021 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện ngay trong tháng 1, quí I năm 2022 tập trung triển khai ngay một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:

1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên trong thực hiện các chính sách xã hội, xem đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, lâu dài, liên tục; chủ động nắm bắt tình hình, bám sát cơ sở, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh đột xuất; xây dựng các giải pháp thiết thực chăm lo, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn, tập trung chỉ đạo, triển khai một số nội dung sau:

a) Tập trung nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống, đồng bộ các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình phụ trách nhằm bảo đảm vừa phòng, chống dịch, vừa khôi phục sản xuất. Có kế hoạch cụ thể, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trực Tết để kịp thời xử lý, giải quyết hiệu quả công việc, tình huống phát sinh; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong dịp nghỉ Tết; hạn chế tối đa tổ chức các hoạt động tập trung đông người để bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.

b) Triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 08 tháng 12 năm 2021 “về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022”; kiểm tra việc thực hiện tốt công tác trợ giúp xã hội dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm 2022; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, rà soát, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân để có phương án trợ giúp kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng, không để người dân bị thiếu đói, để mọi người đều được đón Xuân, vui Tết, no ấm. Chủ động hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện tốt việc chăm lo, thăm hỏi các đối tượng chính sách, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng; tặng quà cho người già cô đơn, trẻ em mồ côi ở các cơ sở nuôi dưỡng tập trung.

c) Theo dõi, kịp thời cập nhật việc chi trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động tại các doanh nghiệp trong dịp Tết Nguyên đán; tình hình biến động lao động trong các doanh nghiệp, nhất là tại các khu công nghiệp sau Tết nguyên đán để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đề xuất giải pháp xử lý những vấn đề mới phát sinh; giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không để ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh và an ninh trật tự trên địa bàn.

d) Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển nhanh và bền vững; thực hiện đầy đủ, đúng, kịp thời các chính sách về tạo việc làm, y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã ban hành, đặc biệt là chính sách đối với người có công với cách mạng, người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; lồng ghép các chương trình, dự án, nhất là đào tạo nghề, nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề, phát triển sản xuất kinh doanh gắn với các dự án vay vốn ưu đãi cho người nghèo, cận nghèo, người mới thoát nghèo, người sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tạo việc làm tại chỗ, tham gia lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và tham gia làm việc ở nước ngoài có thời hạn theo hợp đồng.

đ) Phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; tập trung vào lĩnh vực thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội; thanh tra các doanh nghiệp có tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Tăng cường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025. Tập trung triển khai các giải pháp thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền. Hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới, hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, sinh kế và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh, thông tin và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng cho các xã, thôn; đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

b) Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng; thực hiện đầy đủ, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi); triển khai quy hoạch hệ thống cơ sở điều dưỡng, chăm sóc người có công, các nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm.

c) Xây dựng phương án với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để đảm bảo nguồn lao động, ngăn ngừa thiếu hụt lao động cho phục hồi sản xuất kinh doanh, tránh việc thiếu hụt lao động cục bộ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là thời điểm cuối năm và sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán; có giải pháp hỗ trợ, tạo việc làm cho người dân Huế gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 ở các tỉnh, thành khác trở về quê hương để ổn định cuộc sống;

d) Tiếp tục thực hiện các giải pháp đột phá mạnh mẽ, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nguồn nhân chất lượng cao; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ để nâng tầm kỹ năng lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với số lượng, cơ cấu ngành, nghề hợp lý. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo nghề; chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

3. Sở Y tế:

a) Tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trước, trong và sau Tết Nguyên Đán. Thực hiện nghiêm các quy trình về quản lý kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế và có phương án huy động, điều động, bổ sung nhân lực y tế phòng, chống dịch trong tình huống dịch bệnh COVID-19 kéo dài.

Duy trì tổ chức, thực hiện nghiêm các quy trình về sàng lọc, phân loại, phân luồng; đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tiếp tục mở rộng xét nghiệm cho các đối tượng nghi ngờ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống COVID-19 trong bệnh viện và tại các địa điểm có nguy cơ cao.

b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; phối hợp tổ chức hiệu quả công tác kiểm tra liên ngành, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Tăng cường hoạt động giám sát ngộ độc thực phẩm trên địa bàn, đặc biệt trước, trong và sau Tết Nguyên Đán;

c) Tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bệnh trong dịp tết Nguyên đán. Nâng cao năng lực khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách khám bệnh, chữa bệnh của đối tượng chính sách, người có công, người nghèo và các đối tượng khác có thẻ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế; nâng cao trách nhiệm quản lý giá thuốc chữa bệnh, dịch vụ y tế đối với các nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc tư nhân đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền;

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi, vắc xin, hóa chất; theo dõi chặt chẽ, dự báo tình hình dịch bệnh vật nuôi, cây trồng để ra các giải pháp kịp thời khống chế khi có dịch bệnh xảy ra;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu triển khai việc tái đàn lợn theo quy định hiện hành và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhằm sớm góp phần bình ổn giá thịt lợn. Hướng dẫn việc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp tổng cách ly, vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, bằng vôi; nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm để áp dụng có hiệu quả các biện pháp an toàn sinh học. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chăn nuôi, các trang trại có điều kiện đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học được tái đàn và phát triển đàn lợn.

Phối hợp các địa phương để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn khu vực biên giới, quốc lộ 1A; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không đảm bảo an toàn làm lây lan dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Triển khai các biện pháp chống đổ ngã gia súc trong giai đoạn mưa rét, nhất là ở 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới.

c) Triển khai vụ sản xuất Đông Xuân 2021 - 2022 bảo đảm khung lịch thời vụ. Phấn đấu cơ bản hoàn thành gieo, trồng các loại cây trồng trước tết Nguyên đán. Vận động nông dân tận dụng các loại phân chuồng, phân xanh bổ sung cho cây trồng khi các loại phân bón hóa học tăng giá. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các loại vật tư nông nghiệp trên địa bàn.

d) Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trong nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 về Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện có cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 -2025.

5. Sở Xây dựng: Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, nhà ở cho người nghèo; phối hợp với các địa phương xử lý, giải quyết kịp thời các trường hợp khiếu nại liên quan đến chế độ hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo:

a) Triển khai và kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chế độ miễn giảm học phí cho học sinh về việc Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2021 - 2022 và chính sách miễn giảm học phí khác đối với học sinh và sinh viên;

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ