Kế hoạch 322/KH-UBND thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2022

Số hiệu 322/KH-UBND
Ngày ban hành 20/05/2022
Ngày có hiệu lực 20/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Phước
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 322/KH-UBND

An Giang, ngày 20 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG NĂM 2022

Căn cứ Kết luận số 92-KL/TW ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020;

Quyết định số 1983/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 05/11/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2022 của UBND tỉnh Kiện toàn Tổ tư vấn về đảm bảo an sinh xã hội và Nhóm chuyên viên giúp việc Tổ tư vấn tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025.

Tổ tư vấn về đảm bảo an sinh xã hội xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2022 với những nội dung sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Thời gian qua công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều bước tiến bộ, đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao phúc lợi xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội về chính sách xã hội có sự chuyển biến tích cực, rõ rệt. Đã huy động được sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực, sâu rộng của tầng lớp nhân dân; phát huy truyền thống tốt đẹp, đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc. Hệ thống chính sách xã hội cơ bản đồng bộ, toàn diện, bảo đảm quyền an sinh xã hội của người dân. Chính sách người có công được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt, đời sống người có công không ngừng được nâng cao. Thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế được Nhà nước và xã hội trợ giúp thường xuyên, kịp thời, hiệu quả. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng và trở thành trụ cột quan trọng của an sinh xã hội. Hệ thống dịch vụ xã hội được cải thiện, cơ bản đảm bảo quyền học tập, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông của nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện một số chính sách an sinh xã hội còn có những hạn chế, bất cập, như: Một số chính sách chưa bao phủ hết các nhóm đối tượng; chất lượng an sinh xã hội có mặt còn hạn chế, đời sống của một bộ phận người dân còn nhiều khó khăn nhất là ở vùng sâu, vùng sa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Những hạn chế, bất cập nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Bên cạnh đó, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể về vai trò, vị trí chính sách xã hội chưa sâu sắc và đầy đủ; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức; chính sách xã hội nhiều, nhưng còn dàn trải; năng lực tổ chức và nguồn lực thực hiện còn hạn chế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về hệ thống chính sách xã hội, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng yếu thế, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thuộc diện khó khăn và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Tổ chức tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp khoảng 20.000 người (số lao động nữ được học nghề nghiệp chiếm ít nhất 41,5%), số lượng tốt nghiệp là 15.000 người; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 68%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 27%.

- Trong năm 2022, đưa 200 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Giữ tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%.

- Củng cố, duy trì 100% số xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công đã được công nhận. Phấn đấu 100% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú. Vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa toàn tỉnh trong năm 2022 đạt 4 tỷ đồng.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm từ 1% - 1,2%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 3% - 4%/năm. Đảm bảo 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 100% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng.

- Phấn đấu 75% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt các tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em*. Giảm 20% số vụ trẻ em bị xâm hại, bạo lực so với năm 2021; 100% trường hợp trẻ em bị xâm hại khi phát hiện được lập hồ sơ quản lý và hỗ trợ phù hợp, kịp thời; 85% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi tái hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển. Vận động đóng góp Qũy Bảo trợ trẻ em tỉnh 4 tỷ đồng/năm. 100% trường hợp có nhu cầu trợ giúp về bạo lực trên cơ sở giới được trợ giúp bằng các hình thức khác nhau; 100% các xã nông thôn mới có địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh.

- Phấn đấu tỷ lệ người nghiện ma túy được tham gia các chương trình điều trị cai nghiện đạt 50% so với số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Đảm bảo 100% nạn nhân bị mua bán trở về được hỗ trợ, được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý và đảm bảo cơ sở vật chất cho việc tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật. 100% số người bán dâm phát hiện được cập nhật hồ sơ theo dõi, quản lý tại địa phương được hỗ trợ các hình thức như: tư vấn, vay vốn, dạy nghề, giới thiệu việc làm, ổn định cuộc sống tại cộng đồng.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế là 92% dân số.

- Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh là 94%.

III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Thời gian: Năm 2022.

2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

[...]