Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2014 xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010-2015 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 15/CT-UBND
Ngày ban hành 29/08/2014
Ngày có hiệu lực 29/08/2014
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thế Thảo
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/CT-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2014

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 5 NĂM 2016-2020

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ Thành phố và Nghị quyết HĐND Thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010-2015, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô đã nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.

Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, vượt qua các khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi “Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” và từng bước thực hiện “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050” thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, các tổng công ty, công ty nhà nước trực thuộc Thành phố triển Khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.

I. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020

Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đúng tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2011-2015, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ Thành ủy HĐND Thành phố và dự báo tình hình thế giới, trong nước và Thủ đô Hà Nội trong các năm tới; từ đó xác định mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển của kế hoạch 5 năm 2016-2020. Những nội dung chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 như sau:

1. Đánh giá tình tình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015

a) Tình hình triển khai và thực hiện Nghị quyết của HĐND các cấp về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, trong đó đánh giá khái quát tình hình, những thuận lợi, khó khăn trong 5 năm qua; trên cơ sở đánh giá ước thực hiện kế hoạch năm 2014 và dự kiến kế hoạch năm 2015 để đánh giá tình hình, kết quả đạt được trong mỗi ngành, lĩnh vực so với mục tiêu, chỉ tiêu và định hướng phát triển đã đề ra, các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Kế hoạch, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quản, những kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011 -2015.

b) Trong quá trình đánh giá Kế hoạch 5 năm, ngoài việc đánh giá toàn diện các nội dung theo Nghị quyết HĐND các cấp đã nêu tại điểm a nêu trên, cần tập trung đánh giá tình hình thực hiện một số chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước, thành phố Hà Nội và các cân đối lớn về kinh tế, cụ thể:

- Kết quả thực hiện chủ trương, chính sách tái cơ cấu kinh tế: quá trình và kết quả thực hiện tái cơ cấu kinh tế trên 3 lĩnh vực: tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu thị trường tài chính. Đồng thời phải đánh giá tái cơ cấu nội bộ ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xuất khẩu, dịch vụ chất lượng cao….

- Tình hình và kết quả thực hiện 3 đột phá lớn của Trung ương về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nguồn nhân lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.

- Tình hình và kết quả thực hiện 5 nhiệm vụ chủ yếu và 2 khâu đột phá tại Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ Thành phố đã thông qua, 9 chương trình công tác của Thành ủy.

- Tình hình và kết quả thực hiện các cân đối về tài chính, thu chi ngân sách nhà nước, xuất nhập khẩu, nợ công và nợ xây dựng cơ bản. Tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển và cơ cấu các nguồn vốn đầu tư.

2. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020

Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 của Thành phố được xây dựng trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực phục hồi đà tăng trưởng nhưng tốc độ còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ở trong nước, kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình hình sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp, các diễn biến ở biển Đông có thể ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Thành phố nói riêng. Nguồn lực của Nhà nước có hạn, trong khi nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng lớn, thị trường bất động sản chậm hồi phục, ngành công nghiệp tăng trưởng chậm dần trong các năm qua... cũng là những khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới. Bên cạnh những khó khăn, thách thức giai đoạn 2016-2020, cả nước cũng có nhiều thuận lợi khi thế và lực của đất nước sau gần 30 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều. Quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước được nâng cao hơn trước. Thành phố Hà Nội có nhiều thành tựu sau khi mở rộng địa giới hành chính; sự ổn định về chính trị-xã hội là nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

a) Mục tiêu tổng quát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020

Giữ vững ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát, đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bảo đảm kinh tế phát triển bền vững. Phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới theo hướng đồng bộ, văn minh và hiện đại. Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, Củng cố, mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập, hợp tác và phát triển, nâng cao vị thế của Thủ đô.

b) Định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu:

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 7,0-7,5%/năm (theo tiêu chí mới). Tỷ lệ hộ nghèo cuối kỳ còn khoảng 1,5%/năm.

- Thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành lĩnh vực, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sắp xếp đổi mới, tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá trong phát triển: (i) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (ii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

- Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, bảo đảm bình đẳng công khai minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chương trình về phát triển hệ thống hạ tầng, văn hóa-xã hội, khoa học-công nghệ... theo Luật Thủ đô.

- Phát triển đô thị theo quy hoạch, phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung tăng cường quản lý trật tự xây dựng, quản lý đô thị theo hướng văn minh hiện đại.

- Đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu lao động nâng cao năng suất, thu nhập ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển mạnh các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ; văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, giảm nghèo bền vững. Thực hiện các chính sách lao động, việc làm gắn với phát triển thị trường lao động. Chủ động tích cực phòng chống dịch bệnh nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y tế. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy các công trình, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông phát triển mạnh phong trào thể dục, thể thao. Thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo; bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ. Chú trọng công tác chăm sóc giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em; phát triển thanh niên.

- Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai.

- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kết hợp phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản nhà nước, Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

[...]