Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2024 thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk

Số hiệu 14/CT-UBND
Ngày ban hành 13/09/2024
Ngày có hiệu lực 13/09/2024
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký H'Yim Kđoh
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/CT-UBND

Đắk Lắk, ngày 13 tháng 9 năm 2024

 

CHỈ THỊ

VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2024 - 2025 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK

Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, Quyết định số 2236/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành Giáo dục; căn cứ tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo; các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương các cấp tập trung thực hiện các nội dung sau:

I. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo

Xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động triển khai Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Nâng cao chất lượng tham mưu, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học…; tạo điều kiện để các đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục; chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện chương trình năm học 2024-2025, đảm bảo hoàn thành chương trình năm học đúng kế hoạch. Thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của các cơ sở giáo dục để kịp thời điều chỉnh và đề xuất những biện pháp khắc phục nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ.

Đổi mới công tác quản lý giáo dục; quản trị nhà trường theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong điều hành, quản lý. Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong thực hiện chương trình giáo dục. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất trong nhà trường; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan, đơn vị, tổ chức tại địa phương trong tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục.

2. Đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, trong đó, quan tâm đến đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Củng cố, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở, xóa mù chữ và từng bước phấn đấu đạt mức độ cao hơn để nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2025. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2025-2030”; Kế hoạch triển khai Chương trình nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; trong đó, ưu tiên củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú, các trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát triển các phương thức giáo dục hòa nhập, chuyên biệt và bán chuyên biệt để đáp ứng quyền được học tập của người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật. Nghiên cứu, tham mưu triển khai Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật; phát huy vai trò của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh trong nuôi dạy học sinh khuyết tật và hỗ trợ học sinh học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục.

3. Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

Bảo đảm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục mầm non; bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non, nhất là tại các cơ sở mầm non ngoài công lập, các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục. Chuẩn bị các điều kiện để triển khai thí điểm Chương trình giáo dục mầm non mới.

Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp, đặc biệt với các lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Phát huy tính chủ động, linh hoạt trong thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tiến hành rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 19/02/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2019-2025. Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; nghiên cứu, xây dựng đề án, kế hoạch từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình xóa mù chữ, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông bảo đảm chất lượng, hiệu quả; đa dạng hóa các chương tình giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên, đẩy mạnh học tập thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 13078/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Tăng cường hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà các cấp học phổ thông, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, tăng tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông; duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 bảo đảm an toàn, nghiêm túc, khách quan; phân tích, đánh giá và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để phục vụ công tác quản lý chuyên môn và tham mưu ban hành chính sách dạy học ở các địa phương cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông.

4. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

Tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao tại Quyết định 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026; khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mần non, giáo viên dạy các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ; chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Xây dựng kế hoạch để tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức các cơ sở mầm non, phổ thông.

5. Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục

Tham mưu, bố trí ngân sách thực chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 37/2004/NQ- QH11 của Quốc hội, Luật Giáo dục 2019 và Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tham mưu các cấp bổ sung ngân sách chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục để đảm bảo chi cho hoạt động giảng dạy và học tập đạt tỷ lệ tối thiểu 19% (chưa kể chi từ nguồn thu học phí) theo quy định. Triển khai thực hiện hiệu quả nguồn vốn phân bổ theo Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh về phân cấp, cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng trường học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021-2025.

Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nhất là các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, đề án đã được phê duyệt.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho giáo dục và đào tạo.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Quyết định 877/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh về việc rà soát quy hoạch, điều chỉnh sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 877/QĐ-UBND); Quyết định số 14/QĐ- UBND ngày 05/01/2023 của UBND tỉnh về điều chỉnh Phụ lục Đề án sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 877/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh kiên cố hóa trường lớp học, xóa phòng học tạm; phát triển trường lớp học ở những khu vực có dân số tăng nhanh, đông dân cư. Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; quản lý, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học.

Thực hiện đúng quy định về các khoản thu trong các cơ sở giáo dục; tăng cường quản lý nhà nước theo phân cấp đối với các khoản thu theo quy định.

6. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng, an ninh và giáo dục thể chất, y tế trường học

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ