Chỉ thị 01/CT-UBND về tăng cường công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật năm 2016 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 01/CT-UBND
Ngày ban hành 03/03/2016
Ngày có hiệu lực 03/03/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Phạm Minh Tuấn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/CT-UBND

Tuyên Quang, ngày 03 tháng 03 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2016

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp; ngành chăn nuôi đang phát triển nên việc lưu thông mua, bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật được mở rộng làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm (bệnh Cúm gia cầm, Tai xanh, Dịch tả lợn, Lở mồm long móng, Nhiệt thán ...).

Để chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn khống chế dịch bệnh động vật, thực hiện mục tiêu tái cơ cấu, phát triển n định ngành chăn nuôi của tỉnh, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng,

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

Giám đốc Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện nghiêm một số biện pháp tăng cường công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật năm 2016, cụ thể như sau:

1. Công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm

1.1- Các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc

- Đàn trâu, bò: Tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng và bệnh Tụ huyết trùng.

- Đàn lợn: Tiêm phòng bệnh Dịch tả lợn, bệnh Tụ huyết trùng. Lợn nái, lợn đực giống tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng

- Đàn dê: Tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng.

- Đàn gia cầm: Tiêm phòng bệnh Niu cát xơn, Tụ huyết trùng, Cúm gia cầm. Đàn vịt: Tiêm phòng bệnh Dịch tả vịt, Cúm gia cầm.

- Đàn chó, mèo: Tiêm phòng bệnh Dại.

1.2- Các bệnh không thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc như: Bệnh Lép tô, bệnh Phó Thương hàn, bệnh Phù đầu... khuyến khích người chăn nuôi tự thực hiện tiêm phòng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cung ứng vắc xin (có thu tin) theo nhu cầu đăng ký của các hộ chăn nuôi với nhân viên Chăn nuôi Thú y cấp xã và Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố.

1.3- Cơ chế, chính sách hỗ trợ.

a) Về vắc xin:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin Lở mồm long móng tiêm phòng cho đàn trâu, bò, dê, lợn nái, lợn đực giống và vắc xin Dịch tả lợn cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh (riêng đối với các trang trại chăn nuôi bò sữa phải tự đảm bảo kinh phí mua các loại vắc xin để tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh của trang trại).

- Hỗ trợ không thu tiền các loại vắc xin tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng trâu bò lợn, gia cầm, bệnh Niu cát sơn ở gà (vắc xin Niu cát sơn và vắc xin La xô ta) bệnh Dịch tả vịt cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu (theo Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ). Kinh phí đã được giao tại Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh Tuyên Quang về giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016.

b) Tiền công tiêm phòng:

- Ngân sách của tỉnh hỗ trợ tiền công tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng tiêm cho đàn trâu, bò, dê, lợn nái, lợn đực giống và Dịch tả lợn. Mức hỗ trợ tiền công tiêm vắc xin cho trâu, bò là 4.000 đồng/con/lần tiêm; hỗ trợ tin công tiêm vắc xin cho lợn, dê là 2.000 đồng/con/lần tiêm.

- Tiền công tiêm phòng các loại vắc xin khác: Chủ vật nuôi có trách nhiệm trả cho nhân viên Chăn nuôi Thú y trực tiếp tiêm phòng theo định mức tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.

2. Công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Tổ chức, thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh năm 2016 thực hiện theo đúng Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 10/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản năm 2016 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định của Pháp luật về Thú y và chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nhiều hình thức để người chăn nuôi hiểu rõ về những tác hại do dịch bệnh gây ra, tuân thủ và thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh, khai báo dịch bệnh, kiểm dịch, tiêu độc, sát trùng, vệ sinh chuồng trại; vận động người chăn nuôi thực hiện nghiêm “5 không”: không giấu dịch; không mua gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm mắc bệnh; không bán chạy gia súc, gia cầm mc bệnh; không thả rông, vận chuyển gia súc, gia cầm bị mắc bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc, gia cầm nghi mắc bệnh bừa bãi; phổ biến các biện pháp hiệu quả về chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh tiêu độc chuồng trại, nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh.

- Quản lý, tổ chức hệ thống giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện nhanh các trường hợp gia súc, gia cm mắc bệnh, chết nghi mắc bệnh để xử lý kịp thời không để lây lan rộng.

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm trong chính vụ và tiêm phòng bổ sung bảo đảm tiêm phòng đạt tỷ lệ 100% số gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng đối với các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc.

- Thường xuyên chỉ đạo công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường đối với chuồng nuôi gia súc, gia cầm, các chợ buôn bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm; các cơ sở giết mgia súc, gia cầm.

[...]