Kế hoạch 1374/KH-UBND năm 2016 về phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh lai châu năm 2017 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành

Số hiệu 1374/KH-UBND
Ngày ban hành 25/07/2016
Ngày có hiệu lực 25/07/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Lê Trọng Quảng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1374/KH-UBND

Lai Châu, ngày 25 tháng 07 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU NĂM 2017

Trong năm năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, dịch Cúm gia cầm A/H5N6 lần đầu tiên xuất hiện tại 02 xã của huyện Tam Đường và 01 phường của thành phLai Châu làm 2.724 con gia cầm nhiễm bệnh và chết 2.520 con (số gia cm, sản phẩm gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc là 5.218 con và 17.000 quả trứng); dịch LMLM tái phát tại 04 huyện: Nm Nhùn, Mường Tè, Phong Thổ và Tam Đường với tổng số gia súc mắc bnh là 894 con, chết 02 con; bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò xảy ra rải rác ở một số huyện làm 77 con trâu, bò mắc bệnh, chết 54 con; 03 người bị chó dại cắn gây tử vong tại 03 huyện Sìn Hồ, Phong Thổ và Than Uyên.

Căn cứ tình hình dịch tễ và kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi trong thời gian qua, để chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp trong công tác phòng, chống dịch bệnh, ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ phát sinh và lây lan các dịch bệnh nguy hiểm động vật trên địa bàn tỉnh năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2017, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Chủ động các biện pháp để phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, kịp thời khống chế, ngăn chặn các ổ dịch bệnh nguy him phát sinh và lây lan trên địa bàn tỉnh; góp phần phát triển chăn nuôi ổn định, bn vững, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

Công tác tổ chức triển khai thực hiện phải có sự chỉ đạo và phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và cả hệ thống chính trị; huy động được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi phải tuân theo quy định của Luật Thú y, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y và UBND tỉnh.

Tổ chức phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm kịp thời, phù hợp và hiệu quả, không để lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ; phải sử dụng các bin pháp phòng là chính, trong đó công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng và tiêm phòng vc xin là biện pháp then chốt; khi có dịch xảy ra phải dập tắt kịp thời, hạn chế lây lan, thiệt hại cho người chăn nuôi

II. NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH

1. Tiêm vắc xin phòng bệnh

a) Phạm vi, đối tượng, số lượng gia súc tiêm phòng

- Phạm vi tiêm phòng: Tại 108/108 xã, phường, thị trấn của 7 huyện và thành phố Lai Châu.

- Đối tượng vật nuôi phải tiêm vắc xin phòng bệnh: Trâu, bò, ngựa, lợn, chó, mèo trong diện tiêm phòng.

- Tổng đàn vật nuôi dự kiến trong vùng tiêm phòng trên địa bàn tỉnh năm 2017 (theo đăng ký của các huyện, thành phố): Trâu, bò: 118.954 con; Ngựa 5.172 con; Lợn 251.749 con; chó, mèo: Ước khoảng 52.000 con.

- Số lượng gia súc phải tiêm phòng đạt tối thiểu 85% tổng đàn trâu, bò (tương đương 100.463 con), trên 40% tổng đàn lợn (tương đương 107,000 con) và trên 65% đàn chó, mèo (tương đương 34.000 con).

Riêng đối với gia cầm: Lai Châu là tỉnh thuộc diện không bắt buộc phải tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm do phương thức chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, phân tán, hiệu quả tiêm phòng không cao. Do đó gia cm không thuộc đối tượng động vật bắt buộc phải tiêm phòng cúm gia cầm trong kế hoạch năm 2017. Trong trường hợp dịch bệnh xảy ra sẽ thực hiện tiêm phòng bao vây ổ dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT và hướng dẫn của Cục Thú y.

b) Các loại bệnh phải tiêm phòng

- Bệnh Nhiệt thán gia súc: Tiêm phòng cho 100% số trâu, bò, ngựa trong diện tiêm phòng thuộc vùng phải tiêm phòng tại các huyện có ổ dịch trong vòng 10 năm trở lại đây và vùng có nguy cơ lây nhiễm cao (thực hiện như năm 2016), năm 2017 tiêm được khoảng 15.513 con.

- Bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò: Tiêm phòng trên 85% tổng đàn trâu, bò hiện có trên địa bàn tỉnh.

- Bệnh Tụ huyết trùng lợn và dịch tả lợn: Tiêm phòng cho đàn lợn trong vùng chăn nuôi tập trung và ở những nơi trong 03 năm gn đây đã xut hiện ổ dịch (khoảng trên 40% tổng đàn).

- Bệnh Lở mồm long móng (thực hiện theo Quyết định số 463/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh Lai Châu về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Lmồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020): Tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80% (phấn đấu đạt 85%) tổng đàn trâu, bò hiện có trên địa bàn tỉnh.

- Đối với bệnh Dại: Tiêm cho 100% đàn chó, mèo hiện có tại các xã, phường của thành phố Lai Châu, các thị trấn, thị tứ, trung tâm các xã, nơi đông dân cư, nơi đã xuất hiện bệnh Dại tại các huyện trên địa bàn tỉnh. Tng đàn chó mèo tiêm được đạt khoảng 65% tổng đàn.

c) Số lượng, chủng loại vắc xin tiêm phòng

Số lượng các loại vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi trong năm 2017 (đã bao gồm 5% lượng vắc xin hao hụt trong quá trình tiêm phòng, trừ vắc xin tiêm phòng bệnh dại) như sau:

Tổng số lượng vắc xin cần thiết phục vụ công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi năm 2017: 909.310 liều, gồm:

[...]