Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Chỉ thị 02/CT-UBND về công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật năm 2014 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 02/CT-UBND
Ngày ban hành 21/02/2014
Ngày có hiệu lực 21/02/2014
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Chẩu Văn Lâm
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-UBND

Tuyên Quang, ngày 21 tháng 02 năm 2014

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2014

Hiện nay, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên toàn quốc đang diễn biến rất phức tạp; đặc biệt là dịch cúm gia cầm với sự xuất hiện của nhiều chủng vi rút cúm khác nhau cả trên người và động vật; dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 11 tỉnh trong cả nước và có nguy cơ lan rộng.

Năm 2013, tỷ lệ tiêm phòng một số loại vắc xin trên địa bàn tỉnh chưa đạt theo quy định, nên nguy cơ cảm nhiễm, lây lan và phát sinh dịch bệnh gia súc, gia cầm là rất cao.

Để đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm; chủ động phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả và ngăn chặn, khống chế kịp thời các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhằm phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỈ THỊ:

Giám đốc sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố khẩn trương thực hiện các biện pháp đẩy mạnh công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm và phòng chống dịch bệnh năm 2014, cụ thể như sau:

1. Về tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm:

1.1. Các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc:

a) Đàn trâu, bò: bệnh Lở mồm long móng và bệnh tụ huyết trùng.

b) Đàn lợn: bệnh Dịch tả lợn, bệnh Tụ huyết trùng; lợn nái, lợn đực giống tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng.

c) Đàn dê: bệnh Lở mồm long móng.

d) Đàn gia cầm: bệnh Niu - cát - xơn, Tụ huyết trùng. Đàn vịt: bệnh Dịch tả.

đ) Đàn chó, mèo: bệnh Dại.

1.2. Các bệnh không thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc là các bệnh không nêu tại mục 1.1 điểm 1 Chỉ thị này như: bệnh Lép tô, bệnh Phó thương hàn, bệnh Phù đầu... khuyến khích người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng, Chi cục Thú y chịu trách nhiệm cung ứng vắc xin (có thu tiền) theo nhu cầu đăng ký của các hộ chăn nuôi với nhân viên thú y xã và Trạm thú y các huyện, thành phố.

1.3. Cơ chế, chính sách hỗ trợ:

a) Về vắc xin:

- Hỗ trợ 100% tiền mua vắc xin Lở mồm long móng tiêm phòng cho đàn trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống và vắc xin Dịch tả lợn cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh (riêng đối với các trang trại chăn nuôi bò sữa phải tự đảm bảo kinh phí mua các loại vắc xin để tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc của trang trại).

- Hỗ trợ 100% vắc xin tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò, lợn, gia cầm; bệnh Niu - cát - xơn ở gà; bệnh Dịch tả vịt cho các hộ chăn nuôi thuộc xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2014-2015 (theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ) và các thôn, bản đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18/12/2014 của Ủy ban dân tộc).

b) Tiền công tiêm phòng: hỗ trợ tiền công tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống và Dịch tả lợn; định mức theo quy định tại Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

1.4. Tổ chức thực hiện:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ động phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với công tác tiêm phòng bằng nhiều hình thức: phát thanh, truyền hình; phát tờ rơi, tờ gấp; truyền thanh không dây...

- Xây dựng kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên toàn tỉnh. Chỉ đạo Chi cục Thú y cung ứng đầy đủ các loại vắc xin đúng tiến độ tiêm phòng của các huyện, thành phố và hướng dẫn kỹ thuật tiêm phòng; xử lý các tình huống trong tiêm phòng. Tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả tiêm phòng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp đối với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người.

b) Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí kinh phí mua vắc xin, hỗ trợ tiền công tiêm phòng; hướng dẫn trình tự thủ tục thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ tiền công tiêm phòng theo quy định.

c) Các sở: Y tế, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin truyền thông, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền vận động để nhân dân thực hiện có hiệu quả công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm năm 2014; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp không chấp hành tiêm phòng bắt buộc cho gia súc, gia cầm để dịch bệnh phát sinh lây lan trên địa bàn.

d) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:

[...]