Dự án cầu đường Nguyễn Khoái dự kiến khi nào hoàn thành? Cầu đường Nguyễn Khoái có vai trò gì trong mạng lưới giao thông TPHCM?

Dự án cầu đường Nguyễn Khoái là công trình giao thông trọng điểm kết nối Quận 1, 4, 7 sẽ được khởi công vào tháng 10 2025. Vậy dự kiến khi nào cầu đường Nguyễn Khoái hoàn thành?

Mua bán nhà đất tại mới nhất tháng 07 / 2025

Nội dung chính

    Cầu đường Nguyễn Khoái dự kiến khi nào hoàn thành?

    Dự án cầu đường Nguyễn Khoái là công trình giao thông trọng điểm kết nối Quận 1, Quận 4 và Quận 7, cầu được thiết kế với tổng chiều dài gần 5km, trong đó phần cầu dài khoảng 2,5km, rộng từ 6,5 - 25,5m; phần đường dài hơn 2,3km, rộng từ 26,5 - 61,5m.

    Cầu đường Nguyễn Khoái có điểm đầu từ đường D1 khu dân cư Him Lam (Quận 7), băng qua kênh Tẻ, rạch Bến Nghé, và nối trực tiếp với đường Võ Văn Kiệt (Quận 1).

    Dự án cầu đường Nguyễn Khoái sẽ chính thức khởi công vào tháng 10/2025 và dự kiến sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý IV/2027.

    Cầu đường Nguyễn Khoái dự kiến khi nào hoàn thành?Cầu đường Nguyễn Khoái dự kiến khi nào hoàn thành? (Hình từ Internet)

    Cầu đường Nguyễn Khoái có vai trò gì trong mạng lưới giao thông TPHCM?

    Cầu đường Nguyễn Khoái là một trong những dự án hạ tầng chiến lược nhằm tăng cường kết nối khu Nam TPHCM với khu vực trung tâm đô thị, đặc biệt giữa Quận 7 – Quận 4 – Quận 1.

    Công trình không chỉ giúp phân luồng lại mạng giao thông liên quận mà còn đóng vai trò chủ chốt trong việc giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu như cầu Nguyễn Văn Cừ, đường Dương Bá Trạc, Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Tất Thành là những tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm.

    Khi hoàn thành, cầu đường Nguyễn Khoái sẽ hình thành một trục giao thông trên cao xuyên suốt, kết nối từ đường D1 (khu dân cư Him Lam, quận 7), vượt qua kênh Tẻ và rạch Bến Nghé, tiếp cận trực tiếp vào đường Võ Văn Kiệt (Quận 1).

    Ngoài tuyến chính, dự án còn bao gồm nhiều nhánh rẽ kết nối với các tuyến trọng điểm khác như Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Thuyết, giúp cải thiện khả năng di chuyển đa hướng trong nội đô.

    Khi đưa vào khai thác, tuyến này được kỳ vọng sẽ trở thành huyết mạch giao thông mới, kết nối các khu dân cư, trung tâm hành chính và các trục đường lớn.

    Quy định về đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ

    Căn cứ tại Điều 28 Luật Đường bộ 2024 quy định về đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:

    - Đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ là việc đầu tư, xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng, cải tạo công trình đường bộ và các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ.

    - Việc đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ phải phù hợp với quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về ngân sách nhà nước, và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Bộ Giao thông vận tải đầu tư tuyến, đoạn tuyến quốc lộ và các công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật Đầu tư công 2019Luật Đầu tư 2020 theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Ủy ban nhân dân các cấp đầu tư các loại đường bộ và các công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật Đầu tư công 2019Luật Đầu tư 2020 theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Việc đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây:

    + Phù hợp với quy hoạch;

    + Bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp kỹ thuật của đường bộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường và có giải pháp đáp ứng yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu; có giải pháp thiết kế, xây dựng công trình để phục vụ người khuyết tật, người già và các đối tượng khác tham gia giao thông thuận lợi, an toàn;

    + Công trình đường bộ có thể phân kỳ theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn lực để bảo đảm hiệu quả đầu tư;

    + Trường hợp đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ liên quan đến đê, hành lang bảo vệ nguồn nước, lòng, bờ, bãi sông, hồ phải bảo đảm phù hợp theo quy định của pháp luật về đê điều và an toàn đê điều; bảo đảm không gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ, không gây cản trở dòng chảy; hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai, biến đổi khí hậu.

    - Đường bên được xây dựng khi đầu tư xây dựng đường cao tốc, đường cấp I, cấp II đi qua khu đô thị, khu vực tập trung đông dân cư và các trường hợp cần thiết khác.

    - Tuyến đường có hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô, trừ đường cao tốc, phải xây dựng điểm dừng xe để đón, trả khách.

    - Tại đoạn đường có trường học xây dựng mới, chủ đầu tư trường học phải phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ để xây dựng điểm dừng xe, đỗ xe phù hợp với tổ chức giao thông của tuyến đường.

    - Việc nâng cấp, mở rộng, cải tạo công trình đường bộ, công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ đang khai thác theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Điều 48 Luật Đường bộ 2024.

    - Công trình đường bộ đang khai thác chưa bảo đảm cấp kỹ thuật, quá thời hạn khai thác, không đáp ứng lưu lượng vận tải phải từng bước đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn đường bộ.

    saved-content
    unsaved-content
    75