Cầu Cần Thơ 2 khi nào khởi công? Dự án do ai làm cơ quan chủ quản?

Dự án cầu Cần Thơ 2 là một công trình giao thông trọng điểm đóng vai trò kết nối TP Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Vậy khi nào dự án bắt đầu khởi công và tới năm nào mới hoàn thành?

Nội dung chính

    Cầu Cần Thơ 2 khi nào khởi công?

    Cầu Cần Thơ 2 dự kiến được xây dựng cách cầu Cần Thơ hiện hữu khoảng 4,5 km về phía hạ lưu sông Hậu.

    Đây là một công trình giao thông trọng điểm, nhằm tăng cường kết nối giữa TP Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, đồng thời hoàn thiện tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

    Căn cứ Quyết định 1533/QĐ-TTg năm 2013 thì Dự án cầu Cần Thơ 2 thuộc danh mục các dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn thành phố.

    Theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 247/QĐ-BXD năm 2025 thì dự kiến Dự án cầu Cần Thơ 2 và hai tuyến đầu cầu sẽ có vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng, dự án sẽ bắt đầu khởi công vào năm 2026 và hoàn thành vào năm 2030.

    Cầu Cần Thơ 2 khi nào khởi công? Dự án do ai làm cơ quan chủ quản?

    Cầu Cần Thơ 2 khi nào khởi công? Dự án do ai làm cơ quan chủ quản? (Hình từ Internet)

    Dự án Cầu Cần Thơ 2 do ai làm cơ quan chủ quản?

    Theo Quyết định 247/QĐ-BXD năm 2025, Dự án cầu Cần Thơ 2 và hai tuyến đầu cầu do Bộ Xây dựng làm cơ quan chủ quản và do Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang quản lý.

    Dự án cầu Cần Thơ 2 năm trong Quy hoạch Thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định 1519/QĐ-TTg năm 2023.

    Mục tiêu của Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, phù hợp với Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch, kế hoạch ngành quốc gia, quy hoạch, kế hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long và các quy hoạch, kế hoạch có liên quan.

    Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ quy hoạch; tập trung nguồn lực đầu tư các công trình, dự án có tác dụng lan tỏa lớn tạo động lực phát triển cho thành phố.

    Phát huy tối đa nội lực và ngoại lực, đặc biệt là các liên kết vùng và kết nối hạ tầng vùng đồng bằng sông Cửu Long; chú trọng yếu tố thị trường và hợp tác giữa các thành phần kinh tế; lấy công nghệ hiện đại làm trọng tâm; thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại dịch vụ.

    Phát triển nhanh, bền vững bao trùm, cân bằng, tổng thể, toàn diện cả ba lĩnh vực: kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường. Lấy con người làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực phát triển gắn với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới, sáng tạo, thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số; bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan tự nhiên đặc trưng.

    Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; chú trọng mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đảm bảo an sinh xã hội của người dân; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di tích lịch sử, di sản văn hóa; mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, văn minh.

    saved-content
    unsaved-content
    135