Yêu cầu toà án chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định như thế nào theo pháp luật?

Yêu cầu toà án chấm dứt việc nuôi con nuôi được Nhà nước quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Yêu cầu toà án chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định như thế nào theo pháp luật?

    Những người có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 26 Luật Nuôi con nuôi 2010, gồm: 
     
    - Cha mẹ nuôi, con nuôi đã thành niên, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi. Những người này có quyền tự mình yêu cầu Tòa án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010.
     
    - Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền tự mình yêu cầu Tòa án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010, đó là các trường hợp: 
     
    + Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
     
    + Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
     
    + Vi phạm quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010.
     

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    37
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ