Thứ 4, Ngày 06/11/2024

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định cụ thể như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

    Theo quy định tại Điều 25  Luật Nuôi con nuôi 2010 việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong trường hợp: Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.
     
    Như vậy, trong trường hợp của anh T, vợ chồng anh T có thể chấm dứt việc nuôi cháu D theo ý tự nguyện của vợ chồng anh.
    Tại thời điểm này vợ chồng anh T chấm dứt việc nuôi con nuôi thì cháu D chưa đủ tuổi thành niên. Do đó, căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì hậu quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi trong trường hợp này như sau:
     
    Quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng anh T và cháu D chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
     
    Cháu D là người chưa thành niên thì Tòa án sẽ quyết định giao cho cha mẹ đẻ cháu D hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất cho cháu D. Nếu cháu D được Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ chăm sóc thì cha mẹ đẻ được khôi phục quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với cháu bé.
     
    Trong trường hợp cháu D có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó. Nếu cháu D có công sức đóng góp vào khối tài sản chung của gia đình vợ chồng anh T thì được trích một phần từ khối tài sản chung đó theo thỏa thuận giữa cháu D và vợ chồng anh T; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
     
    Khi việc nuôi con nuôi chấm dứt, theo yêu cầu của cha mẹ đẻ hoặc của cháu D, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc người đã làm con nuôi được lấy lại họ, tên mà cha mẹ đẻ đã đặt.
     

    11