Xúc phạm ngoại hình của người khác bằng từ ngữ thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Dùng từ ngữ xúc phạm đến ngoại hình của người khác thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Dùng từ ngữ xúc phạm đến ngoại hình của người khác thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?

    Tại Khoản 3, Khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm về trật tự công cộng như sau:

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

    b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

    d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;

    đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;

    e) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định;

    g) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;

    h) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;

    i) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật.

    14. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;

    b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;

    c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;

    d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này;

    đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.

    Căn cứ theo quy định hiện hành, hành vi dùng từ ngữ xúc phạm đến ngoại hình của người khác thì có bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân. Ngoài ra, buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm và buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm.

    Xúc phạm ngoại hình của người khác bằng từ ngữ thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?

    Xúc phạm ngoại hình của người khác bằng từ ngữ thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? (Hình từ Internet)

    Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?

    Tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

    2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;

    b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

    c) Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

    3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;

    b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

    c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

    Theo đó, cá nhân có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ thì bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra, buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm.

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

    Tại Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.

    2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

    a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

    b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

    c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được thực hiện theo quy định trên.

    242