Xử lý số tiền người phải thi hành án không nhận

Số tiền thu được sau khi kê biên và bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án đã được tiến hành chi trả theo quy định. Sau khi chi trả Chấp hành viên đã báo gọi người phải thi hành án lên nhận lại số tiền còn thừa nhưng người phải thi hành án (là người bị kê biên tài sản) không nhận. Vậy số tiền đó phải xử lý như thế nào?

Nội dung chính

    Xử lý số tiền người phải thi hành án không nhận

    Về vấn đề này, sau khi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2009, đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cụ thể.

    Tuy nhiên, trước khi có Luật Thi hành án dân sự dân sự năm 2008, căn cứ Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 06/2007/TT-BTP ngày 05/7/2007 “Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự”, trong đó có hướng dẫn về chi trả tiền thi hành án tại điểm 3.2.1 khoản 3.2 Điều 3 Mục III với nội dung như sau:

    “Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thu tiền thi hành án, cơ quan thi hành án phải tiến hành chi trả các đối tượng được thi hành án theo thứ tự quy định tại Điều 51, Điều 52 của Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 và thu phí thi hành án theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2006/TTLT-BTC-BTP ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và có biện pháp xử lý các khoản tiền, tài sản tồn đọng theo các hình thức sau đây:

    3.2.1. Đối với những khoản tiền đã có báo gọi nhưng đương sự chưa đến nhận hoặc chưa xác định được địa chỉ của người nhận. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thông báo mà đương sự không đến nhận, thì cơ quan thi hành án làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào Ngân hàng theo loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Đồng thời mở sổ theo dõi ghi thông tin về sổ tiết kiệm cùng với tên người được thi hành án, số ngày, tháng, năm của bản án hay quyết định thi hành án. Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày thông báo mà người được thi hành án không đến nhận thì cơ quan thi hành án làm thủ tục chuyển nộp sung công quỹ số tiền, tài sản đó vào Ngân sách Nhà nước.”

    Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tiến xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 06/2007/TT-BTP nêu trên cho phù hợp với Luật Thi hành án dân sự 2008, trong đó có nội dung hướng dẫn về vấn đề này. Do vậy, trước mắt, số tiền còn thừa của người phải thi hành án sau khi thực hiện chi trả theo quy định mà người phải thi hành án không nhận thì cơ quan thi hành án làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào Ngân hàng theo loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời mở sổ theo dõi ghi thông tin về sổ tiết kiệm cùng với tên người được thi hành án, số ngày, tháng, năm của bản án hay quyết định thi hành án. Sau khi có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chính thức sẽ xử lý số tiền nêu trên.

    33