Xây dựng dữ liệu phi cấu trúc về hồ sơ đất đai được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Xây dựng dữ liệu phi cấu trúc về hồ sơ đất đai được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 94 Thông tư 25/2024/TT-BTNMT quy định xây dựng dữ liệu phi cấu trúc về hồ sơ đất đai như sau:
Điều 94. Xây dựng dữ liệu phi cấu trúc về hồ sơ đất đai
1. Dữ liệu phi cấu trúc về hồ sơ đất đai được thực hiện như sau:
a) Quét các tài liệu về hồ sơ đất đai đã được thu thập. Chế độ quét của thiết bị được thiết lập theo hệ màu RGB với định dạng tập tin PDF, phiên bản 1.4 trở lên; độ phân giải tối thiểu: 200 dpi; tỷ lệ số hóa: 100%;
b) Xử lý các tệp tin quét thành các tệp tin theo quy định về dữ liệu đất đai phi cấu trúc; lưu trữ dưới định dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được); chất lượng hình ảnh số phải sắc nét và rõ ràng, các hình ảnh được sắp xếp theo cùng một hướng, hình ảnh phải được quét vuông góc, không được cong vềnh;
c) Nhập thông tin mô tả của dữ liệu phi cấu trúc và tạo liên kết với dữ liệu thuộc tính của hồ sơ đất đai;
d) Đơn vị lưu trữ hồ sơ đất đai tại trung ương ký, xác thực tài liệu bằng chữ ký số;
đ) Vận chuyển, bàn giao tài liệu cho đơn vị quản lý hồ sơ, tài liệu.
[...]
Như vậy, dữ liệu phi cấu trúc về hồ sơ đất đai được thực hiện như sau:
- Quét các tài liệu về hồ sơ đất đai đã được thu thập. Chế độ quét của thiết bị được thiết lập theo hệ màu RGB với định dạng tập tin PDF, phiên bản 1.4 trở lên; độ phân giải tối thiểu: 200 dpi; tỷ lệ số hóa: 100%;
- Xử lý các tệp tin quét thành các tệp tin theo quy định về dữ liệu đất đai phi cấu trúc; lưu trữ dưới định dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được); chất lượng hình ảnh số phải sắc nét và rõ ràng, các hình ảnh được sắp xếp theo cùng một hướng, hình ảnh phải được quét vuông góc, không được cong vềnh;
- Nhập thông tin mô tả của dữ liệu phi cấu trúc và tạo liên kết với dữ liệu thuộc tính của hồ sơ đất đai;
- Đơn vị lưu trữ hồ sơ đất đai tại trung ương ký, xác thực tài liệu bằng chữ ký số;
- Vận chuyển, bàn giao tài liệu cho đơn vị quản lý hồ sơ, tài liệu.
Xây dựng dữ liệu phi cấu trúc về hồ sơ đất đai được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Các trường hợp đăng ký biến động đất đai nào phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì các trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất gồm:
- Hợp thửa đất hoặc tách thửa đất.
- Người thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng.
- Dự án đầu tư có sử dụng đất mà điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trường hợp chủ đầu tư dự án đã được cấp Giấy chứng nhận cho toàn bộ diện tích đất thực hiện dự án mà có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho từng thửa đất theo quy hoạch xây dựng chi tiết đã được phê duyệt.
- Chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận.
- Thay đổi toàn bộ các thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính; thay đổi diện tích đất ở do xác định lại diện tích đất ở theo quy định tại khoản 6 Điều 141 của Luật Đất đai 2024.
- Các trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà trên Giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi hoặc trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 163 Luật Đất đai 2024 có quy định về hệ thống thông tin quốc gia về đất đai như sau:
- Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được xây dựng tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước.
- Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được xây dựng phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai; kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.
- Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:
+ Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin;
+ Phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai;
+ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.