Xây dựng công trình trên đất không có phương án sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước bị xử phạt hành chính ra sao?

Chuyên viên pháp lý Phạm Thị Thu Hà
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Mức xử phạt hành chính khi xây dựng công trình trên đất không có phương án sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước?

Nội dung chính

    Xây dựng công trình trên đất không có phương án sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước bị xử phạt hành chính ra sao?

    Căn cứ quy định tại Điều 20 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:

    Vi phạm về bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước
    1. Phạt tiền đối với hành vi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước có tác động đến tầng đất mặt, nhưng không có phương án sử dụng tầng đất mặt, cụ thể như sau:
    a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 ha;
    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 ha đến dưới 1,0 ha;
    c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 1,0 ha đến dưới 3,0 ha;
    d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 3,0 ha đến dưới 5,0 ha;
    đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 5,0 ha trở lên.
    2. Phạt tiền đối với hành vi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước có tác động đến tầng đất mặt, nhưng không bóc riêng tầng đất mặt theo phương án sử dụng tầng đất mặt, cụ thể như sau:
    a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 ha;
    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 ha đến dưới 1,0 ha;
    c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 1,0 ha đến dưới 3,0 ha;
    d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 3,0 ha đến dưới 5,0 ha;
    đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 5,0 ha trở lên.
    3. Hình thức xử phạt bổ sung
    Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điều này.
    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc xây dựng phương án sử dụng tầng đất mặt và thực hiện bóc riêng tầng đất mặt theo phương án sử dụng tầng đất mặt đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
    b) Buộc thực hiện bóc riêng tầng đất mặt theo phương án sử dụng tầng đất mặt đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

    Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP:

    Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
    1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.
    2. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
    3. Mức phạt tiền quy định tại chương IIchương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Như vậy, đối với hành vi  hành vi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước có tác động đến tầng đất mặt, nhưng không có phương án sử dụng tầng đất mặt thì mức phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy vào diện tích. Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục là đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xây dựng phương án sử dụng tầng đất mặt và thực hiện bóc riêng tầng đất mặt theo phương án sử dụng tầng đất mặt.

    Lưu ý:

    Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP thì mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Xây dựng công trình trên đất không có phương án sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước bị xử phạt hành chính ra sao?

    Xây dựng công trình trên đất không có phương án sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước bị xử phạt hành chính ra sao? (Hình từ Internet) 

    Nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm những gì?

    Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 112/2024/NĐ-CP, Nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm:

    - Thông tin của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa;

    - Thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi;

    - Khối lượng tầng đất mặt sau khi bóc tách;

    - Phương án, vị trí và mục đích sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách.

    Hồ sơ thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt gồm những tài liệu nào?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Hồ sơ, trình tự thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt
    1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất có nhu cầu xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên), Hồ sơ gồm:
    a) Đơn đề nghị thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
    b) Phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;
    c) Sơ đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt sau khi bóc tách.

    Như vậy, hồ sơ thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm:

    - Đơn đề nghị thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP;

    - Phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP;

    - Sơ đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt sau khi bóc tách.

    110
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ