Xác định giá trị của hiện vật được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Xác định giá trị của hiện vật được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Trong trường hợp này thì đương sự chỉ đưa ra yêu cầu kháng cáo về phần dân sự (kháng cáo đúng thời hạn quy định) thì Tòa án chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần bản án có kháng cáo.
Theo hướng dẫn tại khoản 1 mục II Thông tư liên tịch số 01/TTLT của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản thì:
Trong các trường hợp đối tượng của nghĩa vụ về tài sản là hiện vật, thì khi giải quyết vụ án cần phải xem xét và xác định người có nghĩa vụ có thể thực hiện được nghĩa vụ giao vật hay không, người có quyền có chấp nhận tiếp nhận hiện vật hay không, để tuỳ từng trường hợp cụ thể mà giải quyết theo các hướng sau đây:
- Nếu có đủ điều kiện buộc người có nghĩa vụ về tài sản thực hiện nghĩa vụ giao vật, thì toà án ra quyết định buộc người đó phải giao hiện vật theo quy định tại Điều 294 Bộ luật dân sự và trong bản án, quyết định phải ghi rõ tình trạng, số lượng, chất lượng, chủng loại... của hiện vật phải giao để việc thi hành án được rõ ràng, thuận lợi. Tuy nhiên, toà án vẫn phải xác định giá trị của hiện vật đó theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm để tính án phí.
- Nếu bên có nghĩa vụ không thể có hiện vật để thực hiện nghĩa vụ giao vật, thì toà án quyết định buộc họ phải thanh toán giá trị của hiện vật theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm và bồi thường thiệt hại.
Như vậy, đối với vụ việc trên: người đã chiếm đoạt tài sản của người bị hại có khả năng hoàn trả tài sản bằng hiện vật và người bị hại cũng đồng ý thì người chiếm đoạt sẽ trả lại người bị hại số tài sản đã chiếm đoạt bằng hiện vật. Nếu người chiếm đoạt không có hiện vật để trả lại thì sẽ phải thanh toán giá trị của hiện vật cho người bị hại theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm. Trong vụ việc này sẽ phải quy đổi giá trị 18 lượng vàng SJC tại thời điểm tháng 12/2012.