Thứ 5, Ngày 31/10/2024

Vợ bỏ đi mất tích chồng nuôi con một mình thì chồng có được đệ đơn ly hôn giành quyền nuôi con?

Vợ tôi bỏ nhà đi đến nay đã được hơn 1 năm và không có tin tức gì. Tôi một mình nuôi con 2 tuổi. Hiện nay tôi muốn ly hôn vợ và muốn giành quyền nuôi con thì phải làm thế nào?

Nội dung chính

    Vợ bỏ đi mất tích chồng nuôi con một mình thì chồng có được đệ đơn ly hôn giành quyền nuôi con?

    Thứ nhất, bạn muốn giành quyền nuôi con thì phải làm thế nào?

    Theo Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

     Theo thông tin bạn cung cấp, vợ bạn bỏ nhà đi đến nay đã được hơn 1 năm và không có tin tức gì, bạn một mình nuôi con 2 tuổi. Điều đó có nghĩa con bạn dưới 36 tháng tuổi. Căn cứ quy định trên, về nguyên tắc con bạn sẽ được giao cho vợ bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên,  bạn có thể giành quyền nuôi con nếu:

    - Bạn có chứng cứ chứng minh vợ bạn bỏ nhà đi  hơn một năm, bạn một mình nuôi con, vợ bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Hoặc:

    -  Bạn và vợ bạn thỏa thuận với nhau về việc giao con cho bạn nuôi dưỡng để phù hợp với lợi ích của con.

    Thứ hai, bạn muốn ly hôn thì phải làm thế nào?

    Để có thể ly hôn bạn cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

    Hồ sơ ly hôn đơn phương

    - Đơn yêu cầu ly hôn đơn phương (theo mẫu);

    - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Trong trường hợp vợ/ chồng giữ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính và không cung cấp cho chồng/ vợ thì phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã đăng ký kết hôn)

    - Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

    - Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

    5. Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

    6. Bản sao các chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký xe, Sổ tiết kiệm….

    Trình tự, thủ tục thực hiện

    Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi vợ bạn đang cư trú, làm việc; 3. Trường hợp bạn không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của vợ bạn, bạn có thể yêu cầu Tòa án nơi vợ bạn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi vợ bạn có tài sản giải quyết.

    Bước 2: Trong thời hạn khoảng 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra đơn và nếu đầy đủ thì Tòa án thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

    Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

    Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.

    Bước 5: Nếu Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

    11