Việc thể hiện và trình bày thửa đất trên bản đồ địa chính được quy định như thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Việc thể hiện và trình bày thửa đất trên bản đồ địa chính được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Việc thể hiện và trình bày thửa đất trên bản đồ địa chính được quy định như thế nào? 

    Căn cứ khoản 6 Điều 13 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định việc thể hiện và trình bày thửa đất trên bản đồ địa chính như sau:

    - Thể hiện thửa đất trên nền bản đồ địa chính (không gian) dưới dạng ký hiệu hình học chung đối với cả 03 yếu tố gồm số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và loại đất, gọi là nhãn thửa. Nhãn thửa được thể hiện và trình bày theo mẫu quy định tại Phụ lục số 22 kèm theo Thông tư 26/2024/TT-BTNMT 

    Trường hợp tách thửa đất, hợp thửa đất mà hình thành lối đi thì phần lối đi thể hiện như thửa đất kèm ghi chú chữ “lối đi” trên nền bản đồ địa chính.

    Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà trên đó thể hiện rõ tọa độ đỉnh thửa hoặc kích thước cạnh thửa hoặc khoảng cách giữa ranh giới thửa đất với các yếu tố địa lý, địa hình, địa vật xung quanh nhưng khác với hiện trạng sử dụng đất thì trên bản đồ địa chính thể hiện cả ranh giới thửa đất theo giấy tờ này tại lớp riêng.

    - Thể hiện thửa đất trên sổ mục kê đất đai dưới dạng thông tin thuộc tính dạng chữ và dạng số đối với số thứ tự tờ bản đồ địa chính, số thứ tự thửa đất, loại đất, diện tích thửa đất, tên người sử dụng đất, tên người quản lý đất.

    Trường hợp nhiều thửa đất dùng chung lối đi thì trên sổ mục kê đất đai thể hiện cụ thể thửa đất có quyền sử dụng chung lối đi đó tại phần ghi chú.

    Việc thể hiện và trình bày thửa đất trên bản đồ địa chính được quy định như thế nào?

    Việc thể hiện và trình bày thửa đất trên bản đồ địa chính được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc lập bản đồ địa chính thực hiện ra sao?

    Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc lập bản đồ địa chính như sau:

    (1) Việc khảo sát để thu thập tài liệu, số liệu, thông tin có liên quan đến khu đo phục vụ lập thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc lập bản đồ địa chính, được thực hiện tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến đo đạc lập bản đồ địa chính và tại thực địa, do đơn vị lập thiết kế kỹ thuật - dự toán chủ trì thực hiện, gồm:

    - Rà soát, xác định, thu thập số liệu, tình hình quản lý tài liệu tại khu đo, gồm: khu vực đã có bản đồ địa chính; khu vực đã có bản đồ địa chính cần đo lại, cần chỉnh lý, cần đo bổ sung, cần số hóa, cần chuyển hệ tọa độ và khu vực chưa có bản đồ địa chính;

    - Rà soát, xác định, thu thập số liệu, tình hình quản lý tài liệu tại khu đo và khu vực lân cận đối với hệ thống lưới khống chế tọa độ từ cấp hạng tương đương lưới địa chính trở lên;

    - Thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thể hiện tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại khu đo;

    - Thu thập thông tin, số liệu về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và các nội dung khác liên quan đến xác định phạm vi, nhiệm vụ thực hiện;

    - Trường hợp có khu vực cần đo đạc lập lại bản đồ địa chính thì tài liệu khảo sát phải có xác nhận của Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất.

    (2) Phân tích, đánh giá từ kết quả khảo sát để xác định phạm vi, hạng mục, khối lượng nhiệm vụ và các khó khăn vướng mắc nếu có, lập và ký xác nhận báo cáo khảo sát.

    (3) Lập thiết kế kỹ thuật - dự toán, gồm các nội dung chính sau:

    - Sự cần thiết;

    - Cơ sở pháp lý;

    - Mục tiêu, yêu cầu, phạm vi nhiệm vụ;

    - Đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất của địa phương nơi thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính;

    - Tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính của địa phương; hiện trạng và khả năng sử dụng tài liệu đo đạc và bản đồ, gồm bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, tài liệu ảnh, các loại tài liệu, bản đồ khác và hồ sơ địa giới đơn vị hành chính;

    - Hiện trạng nguồn nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật, năng lực thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính của cơ quan có chức năng quản lý đất đai của địa phương và các đơn vị thuộc nếu có;

    - Xác định khối lượng từng hạng mục công việc;

    + Đối với trường hợp lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp quy định tại Điều 181 Luật Đất đai 2024 thì căn cứ tình hình thực tế, xác định các vị trí, khu vực, số lượng và mật độ mốc ranh giới cần thực hiện cắm trên thực địa.

    - Thiết kế và giải pháp kỹ thuật;

    - Dự toán kinh phí;

    - Đánh giá tính khả thi và rủi ro thực hiện;

    - Đóng gói, giao nộp sản phẩm;

    - Tổ chức thực hiện.

    Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính được thực hiện cụ thể như sau:

    (1) Thể hiện loại đất chi tiết trong các nhóm đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 và các Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Nghị định 102/2024/NĐ-CP; mã loại đất thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

    (2) Thửa đất đã có Giấy chứng nhận thì thể hiện loại đất theo Giấy chứng nhận; thửa đất có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận thì thể hiện theo các giấy tờ đó;

    (3) Trường hợp thửa đất có giấy tờ quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT, mà loại đất trên giấy tờ đó không phù hợp với phân loại đất của pháp luật đất đai hiện hành thì thể hiện loại đất theo hiện trạng sử dụng đất;

    (4) Trường hợp thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận;

    - Thửa đất chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thửa đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì loại đất thể hiện theo hiện trạng sử dụng đất;

    (5) Đối với thửa đất quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT mà loại đất trên giấy tờ khác với loại đất theo hiện trạng sử dụng đất thì thể hiện thêm loại đất theo hiện trạng sử dụng đất tại level (lớp) riêng;

    - Đơn vị đo đạc lập danh sách các thửa đất có mục đích sử dụng theo hiện trạng khác với giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã để giao nộp theo quy định.

    saved-content
    unsaved-content
    61