Việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp của văn phòng giám định tư pháp được quy định như thế nào ?

Theo Nghị định số 85/2013/NĐ-CP thì việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp của văn phòng giám định tư pháp được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp của văn phòng giám định tư pháp được quy định như thế nào ?

    Theo Điều 17 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP thì việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định tư pháp của văn phòng giám định tư pháp được quy định:

    1. Văn phòng giám định tư pháp thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định phải có đơn gửi đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng giám định tư pháp đã đăng ký hoạt động kèm theo đề án về việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
    2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
    Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định. Trường hợp không cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
    3. Hồ sơ xin phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp bao gồm:
    a) Đơn xin phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;
    b) Đề án về việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định, trong đó nêu rõ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;
    c) Bản sao quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp phù hợp với việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;
    d) Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp đã được cấp.
    4. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định, Văn phòng giám định tư pháp thực hiện đăng ký nội dung thay đổi, bổ sung tại Sở Tư pháp; quá thời hạn nêu trên, Văn phòng giám định tư pháp không thực hiện đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định thì quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định hết hiệu lực.
    5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định được thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật Giám định tư pháp và các quy định có liên quan của Nghị định này.

     

    Việc thay đổi và bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp được quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật. Các yêu cầu về hồ sơ, thẩm định và quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giúp đảm bảo Văn phòng có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết để mở rộng lĩnh vực giám định. Quá trình này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giám định mà còn tạo sự linh hoạt trong hoạt động chuyên môn, đồng thời giúp duy trì sự ổn định và phát triển của hệ thống giám định tư pháp.

    13