Việc tạm giữ số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Việc tạm giữ số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án được quy định như thế nào?
Việc tạm giữ số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án được quy định tại Điều 6 Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp với nội dung như sau:
- Việc tạm giữ số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án được thực hiện như sau:
+ Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án trong giai đoạn điều tra, truy tố được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước của Cơ quan điều tra tiến hành tố tụng đối với vụ án;
+ Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án trong giai đoạn xét xử được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước của Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp nơi Tòa án xét xử sơ thẩm có trụ sở;
+ Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án theo quyết định của Cơ quan điều tra trong quân đội, Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính tương ứng trong Quân đội mở tại Kho bạc Nhà nước.
- Sau khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử, số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án đang được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra phải được chuyển vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án theo quy định của pháp luật. Việc chuyển tiền này phải được thông báo cho Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án biết.
Trên đây là nội dung trả lời về việc tạm giữ số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 115/2017/NĐ-CP.