Việc nộp ngân sách nhà nước số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án được quy định như thế nào?

Việc nộp ngân sách nhà nước số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Việc nộp ngân sách nhà nước số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án được quy định như thế nào?

    Việc nộp ngân sách nhà nước số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án được quy định tại Điều 8 Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp với nội dung như sau:

    - Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án được nộp vào ngân sách nhà nước trong trường hợp quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ghi rõ số tiền này được nộp ngân sách nhà nước để thi hành hình phạt tiền hoặc để thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho Nhà nước theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    - Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định thi hành án có hiệu lực thi hành, Cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ nơi đang tạm giữ số tiền nộp để bảo đảm thi hành án có trách nhiệm gửi 03 liên ủy nhiệm chi trích từ tài khoản tạm giữ để nộp ngân sách nhà nước kèm theo quyết định thi hành án này cho Kho bạc Nhà nước.

    - Ngay sau khi nhận được ủy nhiệm chi kèm theo quyết định thi hành án, Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán ghi thu ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

    Sau khi hạch toán ghi thu ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước lưu 01 liên chứng từ và giao cho chủ tài khoản tạm giữ 02 liên chứng từ. Chủ tài khoản tạm giữ lưu 01 liên chứng từ và gửi 01 liên chứng từ cho cơ quan đã ra quyết định về việc hoàn trả số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án.

    Trên đây là nội dung trả lời về việc nộp ngân sách nhà nước số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 115/2017/NĐ-CP.

    13