Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quy định về việc lập biên bản kê biên tài sản của pháp nhân thương mại như thế nào?

Quy định về việc lập biên bản kê biên tài sản của các pháp nhân thương mại bao gồm những nội dung gì cụ thể và những điểm cần lưu ý trong quy trình này?

Nội dung chính

    Quy định về việc lập biên bản kê biên tài sản của pháp nhân thương mại như thế nào?

    Căn cứ Điều 30 Nghị định 44/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/6/2020) quy định về biên bản kê biên tài sản như sau:

    - Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị kê biên tài sản, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp của họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên; mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.

    - Đại diện cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp của họ, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

    - Biên bản kê biên được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế giữ 01 bản, 01 bản giao cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại.

    6