Việc khảo sát hiện trạng công trình ở giai đoạn đánh giá sơ bộ là để xác định gì?

Chuyên viên pháp lý: Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Việc khảo sát hiện trạng công trình ở giai đoạn đánh giá sơ bộ là để xác định gì? Trình tự thực hiện đánh giá sơ bộ an toàn công trình trong quá trình khai thác và sử dụng như thế nào?

Nội dung chính

    Việc khảo sát hiện trạng công trình ở giai đoạn đánh giá sơ bộ là để xác định gì?

    Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 14/2024/TT-BXD quy định đánh giá sơ bộ như sau:

    Điều 10. Đánh giá sơ bộ
    [...]
    3. Việc khảo sát hiện trạng công trình ở giai đoạn đánh giá sơ bộ là để xác định rõ hệ kết cấu và các khuyết tật, hư hỏng, biến dạng của kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu bằng phương pháp kiểm tra trực quan với các thiết bị, dụng cụ đơn giản. Trước khi khảo sát hiện trạng công trình, tổ chức đánh giá phải nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để xác định các kết cấu chịu lực, kết cấu quan trọng, kết cấu đặc biệt, kết cấu tĩnh định.
    4. Ở giai đoạn đánh giá sơ bộ, căn cứ vào kết quả nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, các dấu hiệu khác và khảo sát hiện trạng công trình, tổ chức đánh giá phải xác định mức độ nghiêm trọng của các khuyết tật, hư hỏng, biến dạng, thay đổi kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu gây ảnh hưởng đến an toàn chịu lực và điều kiện sử dụng bình thường của kết cấu nhằm tập trung nguồn lực vào các yếu tố này trong việc đánh giá tiếp theo. Căn cứ kết quả đánh giá sơ bộ, tổ chức đánh giá kiến nghị sự cần thiết hoặc không cần thiết phải khảo sát bổ sung.
    [...]

    Như vậy, việc khảo sát hiện trạng công trình ở giai đoạn đánh giá sơ bộ là để xác định rõ hệ kết cấu và các khuyết tật, hư hỏng, biến dạng của kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu bằng phương pháp kiểm tra trực quan với các thiết bị, dụng cụ đơn giản.

    Trước khi khảo sát hiện trạng công trình, tổ chức đánh giá phải nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để xác định các kết cấu chịu lực, kết cấu quan trọng, kết cấu đặc biệt, kết cấu tĩnh định.

    Việc khảo sát hiện trạng công trình ở giai đoạn đánh giá sơ bộ là để xác định gì?

    Việc khảo sát hiện trạng công trình ở giai đoạn đánh giá sơ bộ là để xác định gì? (Hình từ Internet)

    Trình tự thực hiện đánh giá sơ bộ an toàn công trình trong quá trình khai thác và sử dụng như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 14/2024/TT-BXD quy định đánh giá sơ bộ như sau:

    Điều 10. Đánh giá sơ bộ
    1. Trình tự thực hiện đánh giá sơ bộ như sau:
    a) Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và các dấu hiệu khác;
    b) Khảo sát hiện trạng công trình;
    c) Đánh giá sơ bộ;
    d) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình.
    2. Hồ sơ, tài liệu và các dấu hiệu khác cần được nghiên cứu ở giai đoạn đánh giá sơ bộ bao gồm:
    a) Hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 8 quy trình này;
    b) Các dấu hiệu khác (ví dụ: sự thay đổi điều kiện đất nền, sự ăn mòn, v.v.).
    [...]

    Trình tự thực hiện đánh giá sơ bộ an toàn công trình trong quá trình khai thác và sử dụng như sau:

    - Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và các dấu hiệu khác;

    - Khảo sát hiện trạng công trình;

    - Đánh giá sơ bộ;

    - Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình.

    Trình tự thực hiện đánh giá chi tiết an toàn công trình trong quá trình khai thác và sử dụng ra sao?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 14/2024/TT-BXD quy định về đánh giá chi tiết như sau:

    Điều 11. Đánh giá chi tiết
    1. Trình tự thực hiện đánh giá chi tiết như sau:
    a) Rà soát chi tiết hồ sơ, tài liệu;
    b) Khảo sát chi tiết đối với kết cấu;
    c) Xác định đặc trưng vật liệu kết cấu;
    d) Khảo sát địa chất công trình;
    đ) Xác định tải trọng và tác động;
    e) Phân tích kết cấu;
    g) Kiểm tra kết cấu;
    h) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình.
    2. Rà soát chi tiết hồ sơ, tài liệu
    a) Hồ sơ, tài liệu đã được quy định tại khoản 2 Điều 8 quy trình này trong giai đoạn đánh giá chi tiết phải được nghiên cứu, xem xét chi tiết.
    b) Khi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu phải chú ý đến sự khác biệt trong các phương pháp kiểm tra kết cấu, yêu cầu cấu tạo của kết cấu theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế đã áp dụng khi thiết kế và tiêu chuẩn thiết kế áp dụng trong đánh giá.
    3. Khảo sát chi tiết đối với kết cấu
    a) Kích thước và chi tiết cấu tạo của kết cấu được xác định từ hồ sơ thiết kế xây dựng, bản vẽ hoàn công công trình. Trường hợp không xác định được từ hồ sơ thiết kế xây dựng, bản vẽ hoàn công công trình thì kích thước và chi tiết cấu tạo của kết cấu phải được xác định bằng cách khảo sát và đo đạc hiện trạng công trình.
    b) Các khiếm khuyết hình học của kết cấu (ví dụ: độ cong ban đầu của cột, độ lệch tâm ngẫu nhiên, v.v.) phải được xác định trong quá trình khảo sát và đo đạc hiện trạng công trình. Trường hợp các giá trị khảo sát và đo đạc được về khiếm khuyết hình học của kết cấu nhỏ hơn sai số cho phép theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng trong đánh giá thì các giá trị này được xác định theo quy định của tiêu chuẩn đó.
    [...]

    Theo đó, trình tự thực hiện đánh giá chi tiết an toàn công trình trong quá trình khai thác và sử dụng như sau:

    - Rà soát chi tiết hồ sơ, tài liệu;

    - Khảo sát chi tiết đối với kết cấu;

    - Xác định đặc trưng vật liệu kết cấu;

    - Khảo sát địa chất công trình;

    - Xác định tải trọng và tác động;

    - Phân tích kết cấu;

    - Kiểm tra kết cấu;

    - Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình.

    saved-content
    unsaved-content
    17