Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức kiểm toán nhà nước được phân công tổ chức như thế nào?

Phân công tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào? Có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào?

Nội dung chính

    Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức kiểm toán nhà nước được phân công tổ chức như thế nào?

    Phân công tổ chức đào tạo, bồi dưỡng  công chức, viên chức kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 16 Quyết định 1616/QĐ-KTNN năm 2016 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước, cụ thể như sau:

    - Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán chủ trì tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng như sau:
    + Chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn các ngạch kiểm toán viên nhà nước;
    + Chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng;
    + Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ; kiến thức về lĩnh vực công nghệ thông tin và kiểm toán công nghệ thông tin; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiểm toán hoạt động; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiểm toán môi trường; bồi dưỡng theo nhu cầu vị trí việc làm khi được Tổng Kiểm toán nhà nước giao;
    + Hội thảo, tọa đàm, tập huấn, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước;
    + Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho đội ngũ giảng viên của Kiểm toán nhà nước và báo cáo viên của đơn vị;
    + Bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước các ngạch và bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng (khi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại Kiểm toán nhà nước);
    + Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do các chuyên gia, tổ chức nước ngoài giảng dạy tại Kiểm toán nhà nước hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho người nước ngoài tại Kiểm toán nhà nước.
    + Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
    - Vụ Hợp tác quốc tế
    + Có trách nhiệm phối hợp với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán trong việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng và mời giảng viên đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do các chuyên gia, tổ chức nước ngoài giảng dạy tại Kiểm toán nhà nước hoặc đào tạo, bồi dưỡng cho người nước ngoài tại Kiểm toán nhà nước.
    + Chủ trì tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, bồi dưỡng, các hội thảo do các tổ chức quốc tế tổ chức và giao cho Kiểm toán nhà nước Việt Nam đăng cai thực hiện.
    - Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước
    Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước chủ trì tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng sau:
    + Các chương trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, bồi dưỡng theo nhu cầu vị trí việc làm…;
    + Hội thảo, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm cho công chức, viên chức của đơn vị.
    - Trách nhiệm của các đơn vị trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
    + Đơn vị chủ trì: Chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; chương trình tổ chức lớp; mời giảng viên; bố trí cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ lớp học; tổ chức quản lý, theo dõi, đánh giá chất lượng, cấp chứng chỉ, chứng nhận (nếu có); lập báo cáo khóa đào tạo, bồi dưỡng trình Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ); lập dự toán và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
    + Đơn vị phối hợp: Phối hợp theo chức năng nhiệm vụ được Tổng Kiểm toán nhà nước giao và theo đề nghị của đơn vị chủ trì tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về việc phân công tổ chức đào tạo, bồi dưỡng  công chức, viên chức kiểm toán nhà nước. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Quyết định 1616/QĐ-KTNN năm 2016.

    10