Việc đánh giá và xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất được thực hiện như thế nào?

Việc đánh giá và xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất được thực hiện theo những tiêu chí nào, và trách nhiệm đánh giá thuộc về cơ quan nào?

Nội dung chính

    Việc đánh giá và xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất được thực hiện như thế nào?

    Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy đinh đánh giá và xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất như sau:

    1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên rừng; kết quả sản xuất, kinh doanh; đánh giá thị trường có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng:
    - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên rừng, đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;
    - Đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh của chủ rừng trong 03 năm liên tiếp liền kề đến trước năm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 14 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
    - Đánh giá thị trường tiêu thụ gỗ, sản phẩm gỗ trong nước có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng; dự tính, dự báo các tác động của thị trường đến hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng, chế biến, thương mại lâm sản; khả năng liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất.
    2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án:
    - Về kinh tế: trồng rừng thâm canh, nâng cao năng xuất, chất lượng rừng trồng; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; diện tích, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng, sản lượng gỗ khai thác tận thu, tận dụng; giá trị thu từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, trữ lượng các-bon rừng và các dịch vụ khác;
    - Về môi trường: tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng đạt được; bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;
    - Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và quản lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.

    Trên đây là quy định về đánh giá và xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất.

    11