Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Việc đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh để quản lý rừng bền vững là gì?

Việc đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh để quản lý rừng bền vững cần bao gồm những yếu tố nào và phương pháp đánh giá ra sao?

Nội dung chính

    Việc đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh để quản lý rừng bền vững là gì?

    Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan:

    - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, rừng, hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan trong phạm vi của khu rừng; đánh giá điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng và kinh tế - xã hội theo số liệu thống kê;

    - Tổng hợp đặc điểm dân số, lao động, dân tộc, thu nhập bình quân đầu người/năm theo Mẫu số 01 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

    - Tổng hợp, đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng về giao thông theo Mẫu số 02 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

    - Tổng hợp, đánh giá hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng từ kết quả thống kê hoặc kiểm kê đất đai cấp xã năm gần nhất với năm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

    - Tổng hợp, đánh giá hiện trạng rừng, trữ lượng rừng từ kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo Mẫu số 04 và Mẫu số 05 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

    - Đánh giá đa dạng loài thực vật rừng, động vật rừng chủ yếu; xác định các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu và sinh cảnh sống của chúng; xác định hệ sinh thái rừng suy thoái cần phục hồi, khu vực cảnh quan cần được bảo vệ và tổng hợp danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng theo các Mẫu số 06, 07, 08 và 09 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này.

    Trên đây là quy định về đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong quản lý rừng bền vững.

    Trân trọng!

    3