Vào sổ theo dõi khi tiếp nhận đơn của công dân trong phạm vi quản lý ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quy định ra sao?

Vào sổ theo dõi khi tiếp nhận đơn của công dân trong phạm vi quản lý ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quy định ra sao? Quy định này được quy định tại đâu?

Nội dung chính

    Vào sổ theo dõi khi tiếp nhận đơn của công dân trong phạm vi quản lý ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quy định ra sao?

    Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn về quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thì việc vào sổ theo dõi khi tiếp nhận đơn của công dân trong phạm vi quản lý ngành Lao động - Thương binh và Xã hội  được quy định như sau:  

    - Sau khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải vào sổ tiếp công dân hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp dân theo các tiêu chí: số thứ tự; ngày tiếp; họ tên, địa chỉ công dân; số người; tóm tắt nội dung; phân loại theo tính chất (khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, hỏi chính sách); phân loại theo lĩnh vực (người có công; lao động; tiền lương; việc làm; an toàn lao động; bảo hiểm xã hội; quản lý lao động ngoài nước; giáo dục nghề nghiệp; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội; nội dung khác); quá trình xem xét, giải quyết của các cấp (nếu có); kết quả tiếp (trả lời trực tiếp công dân, hướng dẫn đến cơ quan nào hoặc tiếp nhận đơn).

    - Tổng hợp báo cáo số liệu, tình hình tiếp công dân hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan.

    Trên đây là nội dung tư vấn về việc vào sổ theo dõi khi tiếp nhận đơn của công dân trong phạm vi quản lý ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH.

    Trân trọng! 

    10