Văn phòng đăng ký đất đai có làm việc Tết Âm lịch không?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Văn phòng đăng ký đất đai có làm việc Tết Âm lịch không? Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc sử dụng phôi Sổ đỏ?

Nội dung chính

    Văn phòng đăng ký đất đai có làm việc Tết Âm lịch không?

    Căn cứ theo Điều 13 Luật Viên chức 2010, công chức viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

    Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định các ngày nghỉ lễ, tết như sau:

    Nghỉ lễ, tết
    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
    2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
    3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

    Như vậy, văn phòng đăng ký đất đai không làm việc Tết Âm lịch theo quy định Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ, tết.

    Văn phòng đăng ký đất đai có làm việc Tết Âm lịch không?

    Văn phòng đăng ký đất đai có làm việc Tết Âm lịch không? (Hình từ Internet)

    Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc sử dụng phôi Sổ đỏ?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 30 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong in ấn, phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là Sổ đỏ) như sau:

    - Lập kế hoạch sử dụng phôi Sổ đỏ gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20 tháng 10 hằng năm;

    - Tiếp nhận, cấp phát, điều chuyển phôi Sổ đỏ cho các cơ quan thực hiện in Giấy chứng nhận theo quy định; quản lý, theo dõi việc nhận, cấp phát, điều chuyển sử dụng phôi Sổ đỏ đã phát hành về địa phương;

    - Thường xuyên tự kiểm tra việc quản lý, sử dụng phôi Sổ đỏ, bảo đảm thống nhất giữa số lượng tiếp nhận và số lượng đang theo dõi, quản lý;

    - Hằng năm tập hợp các phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận đã in hoặc viết bị hư hỏng gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức tiêu hủy;

    - Trường hợp phát hiện phôi Sổ đỏ bị mất thì báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường;

    - Báo cáo tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Sổ đỏ về Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ 06 tháng trước ngày 20 tháng 6 và định kỳ hằng năm trước ngày 20 tháng 12;

    - Báo cáo về số phôi Sổ đỏ đã nhận, số phôi đã sử dụng và chưa sử dụng tới cơ quan có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận khi tiếp nhận phôi Giấy chứng nhận.

    Như vậy, Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong in ấn, phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Sổ đỏ theo quy định như trên.

    Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường là gì?

    Căn cứ theo Điều 5 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cụ thể như sau:

    (1) Việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo các nguyên tắc sau:

    - Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch;

    - Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp;

    + Trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị;

    + Nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện;

    + Chế độ thông tin, báo cáo;

    - Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.

    (2) Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện theo Quy chế phối hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC và hướng dẫn của liên Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.

    36
    Sắp Tết rồi, chỉ còn...
    Ngày
    Giờ
    Phút
    Giây
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ